Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Sách giải văn 6 bài chân, tay, tai, mắt, miệng (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài chân, tay, tai, mắt, miệng sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:
- Soạn Văn Lớp 6
- Soạn Văn Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
I. Đôi nét về tác phẩm: Chân, tay, tai, mắt, miệng
1. Tóm tắt
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.
2. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “cả bọn kéo nhau về”): Chân, tay, tai, mắt so bì, tị nạnh với lão miệng
– Phần 2 (tiếp đó đến “họp nhau lại để bàn”): Hậu quả của việc suy nghĩ, quyết định sai
– Phần 3 (còn lại): Cách sửa chữa hậu quả
3. Giá trị nội dung
Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miêng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau
4. Giá trị nghệ thuật
– Cách kể chuyện ý vị với ngụ ý sâu sắc
– Mượn chuyện các bộ phận cơ thể con người để khuyên nhủ, răn dạy con người
II. Phân tích văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trung nghệ thuật, ý nghĩa…)
– Giới thiệu về truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Chân, Tay, Tai, Mắt so bì, tị nạnh với lão Miệng
– Chân, Tay, Tai, Mắt cho rằng lão Miệng cho rằng họ phải “làm việc mệt nhọc quanh năm còn lão Miệng không làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”
– Họ kéo nhau đến nhà lão Miệng, đến nơi không chào hỏi, nói thẳng với lão “Từ nay chúng tôi không làm gì để nuôi ông nữa”
2. Hậu quả về hành động của Chân, Tay, Tai, Mắt
– Cậu Chân, cậu Tay: không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước
– Cô Mắt: ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ thì không được
– Bác Tai: nghe tiếng gì cũng không rõ, thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong
→ Cả hội lừ đừ, mệt mỏi
3. Cách sửa chữa hậu quả
– Cả bọn cố gượng dậy đến nhà lão Miệng, vực lão Miệng dậy và tìm thức ăn cho lão
– Cả bọn lại chung sống hòa thuận, mỗi người một việc như trước, không ai tị nạnh ai cả
III. Kết bài
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miêng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau
+ Nghệ thuật: cách kể chuyện ý vị, tự nhiên…