Ngữ văn 6 Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách giải văn 6 bài lòng yêu nước (i-li-a ê-ren-bua) (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài lòng yêu nước (i-li-a ê-ren-bua) sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:

I. Đôi nét về tác giả: I-li-a Ê-ren-bua

– I-li-a Ê-ren-bua (1891-1967), là một nhà văn nổi tiếng của Liên Xô (trước đây)

– Ông là con một nhà báo lỗi lạc

II. Đôi nét về tác phẩm: Lòng yêu nước

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

– Bài “Lòng yêu nước” được trích từ bài báo “Thử lửa” của I-li-a Ê-ren-bua, viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kì khó khăn nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941-1945)

2. Bố cục (2 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “trở nên lòng yêu Tổ quốc”): Ngọn nguồn của lòng yêu nước

– Phần 2 (còn lại): Sức mạnh của lòng yêu nước

3. Giá trị nội dung

Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người con Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời, bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (…). Lòng yêu nước, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc

4. Giá trị nghệ thuật

– Lập luận chặt chẽ

– Dẫn chứng điển hình, thuyết phục

III. Phân tích văn bản Lòng yêu nước

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả I-li-a Ê-ren-bua

– Giới thiệu về văn bản “Lòng yêu nước” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

II. Thân bài

1. Ngọn nguồn của lòng yêu nước

– Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những thứ tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu,…

– Tác giả đặt “lòng yêu nước” trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:

   + Vùng Bắc: cánh rừng bên dòng Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng

   + U-crai-na: bóng thùy dương, cài bằng lặng của trưa hè vàng ánh

   + xứ Gru-di-a: khí trời núi cáo, tiếng chào tạm biệt.

   + ở thành Lê-nin-grat: dòng Nê-va, những tượng đồng, phố phường

   + Mát-xcơ-va: phố cũ, phố mới, điệm Krem-li, tháo cổ,…

→ Vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, mỗi vùng gắn với đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt của vùng đó.

→ Bài viết tạo nên tổng thể hài hòa đa dạng về tình yêu của người dân Xô viết dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống.

– Lòng yêu nước được nâng lên từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê

→ Lòng yêu nước là tình cảm có thực, chân thật và luôn tồn tại trong trái tim mỗi người

→ Chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước

2. Sức mạnh của lòng yêu nước

– Được thử thách và khẳng định trong cuộc lửa đạn gay go của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

→ Lòng yêu nước là một thứ giá trị tinh thần có thể nhìn thấy được

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dụng: Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người con Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời, bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (…). Lòng yêu nước, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc

   + Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực,…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 966

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống