Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Sách giải văn 6 bài cây bút thần (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài cây bút thần sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:
- Soạn Văn Lớp 6
- Soạn Văn Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
Bố cục
– Phần 1: Từ đầu → làm lạ: Mã Lương học vẽ và có cây bút thần.
– Phần 2: Tiếp đến → vẽ cho thùng: Mã Lương vẽ cho người nghèo khổ.
– Phần 3: Tiếp → phóng như bay: Mã Lương dùng bút thần để trừ trị tên địa chủ
– Phần 4: Tiếp đến → Lớp sóng hung dữ: Mã Lương dùng bút thần để trừng trị nhà vua
– Phần 5: Còn lại: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
* Nếu chia truyện theo Mở bài – Thân bài – Kết bài thì bố cục của truyện được chia như sau:
Mở đầu: Từ đầu → lấy làm lạ: Giới thiệu nhân vật.
Thân truyện: Tiếp → Hung dữ: Mã Lương dùng cây bút thần giúp người nghèo, trị kẻ ác.
Kết truyện: Còn lại: Lời đồn về Mã Lương và Cây bút thần.
⇒ có hai cách chia bố cục của truyện.
Tóm tắt
Mã Lương là một câu bé nghèo, thông minh, ham học vẽ nhưng không có tiền để mua bút. Một hôm nằm mơ Mã Lương được ông bụt tặng cho cây bút thần. Từ khi có bút thần Mã Lương vẽ mọi thứ đều trở thành hiện thực và cậu bé dùng bút để giúp đỡ người lao động nghèo khổ. Việc cây bút thần đến tai tên địa chủ tham lam và nhà vua tàn ác,em bị tên địa chủ và nhà vua bắt và ép cậu bé vẽ những điều mà họ nói nhưng cậu bé đã dùng cây bút thần trừng trị tên địa chủ và nhà vua tàn bạo. Sau khi trừng trị xong kẻ độc ác, cậu bé đi đâu mọi người cũng không rõ, chỉ nghe lời đồn kể lại của mọi người.
Soạn bài
Câu 1 (trang 85 Ngữ Văn 6 Tập 1):
– Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kỳ lạ ⇒ kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Một số truyện tương tự như: Thạch Sanh, Sọ Dừa.
Câu 2 (trang 85 Ngữ Văn 6 Tập 1):
– Nguyên nhân khiến cho Mã Lương vẽ giỏi:
+ Quá trình say mê luyện tập bền bỉ → nguyên nhân thực tế
+ Được thần tiên cho cây bút thần → nguyên nhân thần kỳ
Quan hệ: Cây bút thần là phần thưởng xứng đáng là kết quả của quá trình rèn luyện say mê bền bỉ của Mã Lương. Phần thưởng ấy chỉ thuộc về những người có tài, đức độ.
Câu 3 (trang 85 Ngữ Văn 6 Tập 1):
– Mã Lương vẽ dụng cụ lao động và phương tiện sinh hoạt cho người nghèo khổ⇒ nhân hậu giúp người nghèo khổ.
– Với nhà giàu:
+ Tên địa chủ:Vẽ mũi tên bắn chết hắn ⇒ trừng trị kẻ ác.
+ Nhà Vua: Con rồng → cóc ghẻ; Phượng → gà trụi lông;dãy nũi → tảng đá; thỏi vàng → mắt mãng xà.
Kết quả: Vẽ thuyền và biển cả ⇒ chôn vùi hắn trong lớp sóng ⇒ tiêu diệt kẻ ác.
Câu 4 (trang 85 Ngữ Văn 6 Tập 1):
– Chi tiết lý thú và gợi cảm.
+ Tỉnh mơ → có được bút thần trên tay
+ Mã Lương cãi lệnh vua: Rồng → cóc ghẻ; Phượng → gà trụi lông.
Câu 5 (trang 85 Ngữ Văn 6 Tập 1):
– Ý nghĩa cuả cây bút thần:
+ Truyện thể hiện quan điểm của nhân dân về công lý xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật.
+ Thể hiện ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người.
Luyện tập
Bài 1 (trang 85 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể lại diễn cảm truyện Cây bút thần.
Bài 2 (trang 85 Ngữ Văn 6 Tập 1):
– Nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích:
+ Là một loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường
+ Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cái ác.
+ Nhân vật truyện cổ tích thường là nhân vật có cuộc đời bất hạnh (Mồ côi, đi ở, hình dạng xấu xí….) ; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ
– Một số truyện cổ tích đã học: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông Minh, Cây bút thần.