Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Sách giải văn 6 bài treo biển (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài treo biển sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:
- Soạn Văn Lớp 6
- Soạn Văn Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
I. Đôi nét về tác phẩm: Treo biển
1. Tóm tắt
Một cửa hàng bán cá đề biển “Ở đây có bán cá tươi”. Cứ nghe người đi qua bình phẩm, cửa hàng lại cất bớt đi một, hai chữ. Dần dần chỉ còn lại chữ “Cá”, vậy mà vẫn có người góp ý. Cuối cùng cửa hàng cất nốt tấm biển đi.
2. Bố cục (2 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “có bán cá tươi”): Chủ cửa hàng treo biển bán cá
– Phần 2 (còn lại): Các ý kiến góp ý và phản ứng của chủ cửa hàng
3. Giá trị nội dung
Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác
4. Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn
– Kết thúc độc đáo, bất ngờ
– Sử dụng nhiều yếu tố gây cười
II. Phân tích văn bản Treo biển
I. Mở bài
– Giới thiệu về thể loại truyện cười (khái niệm, đặc trưng, phân loại…)
– Giới thiệu về truyện cười “treo biển” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Chủ cửa hàng treo biển bán cá
– Tấm biển “Ở đây có bán cá tươi” của chủ cửa hàng có đầy đủ nội dung cần thiết của một tấm biển quảng cáo:
+ Vị trí, địa điểm: ở đây
+ Hoạt động của cửa hàng: bán
+ Loại mặt hàng được bán: cá
+ Chất lượng của mặt hàng: tươi
2. Các ý kiến góp ý và phản ứng của chủ cửa hàng
– Các ý kiến góp ý:
+ Ý kiến thứ nhất: bỏ chữ “tươi”
+ Ý kiến thứ hai: bỏ chữ “ở đây”
+ Ý kiến thứ ba: bỏ chữ “có bán”
+ Ý kiến thứ tư: bỏ chữ “cá”
→ Những lời góp ý tuy khác nhau về mặt nội dung nhưng đều cho thấy sự chủ quan, phiến diện khi nhìn nhận, đánh giá
– Phản ứng của chủ cửa hàng:
+ Thay đổi cái biển theo từng lời góp ý
+ Cất luôn cái biển
→ Không biết chọn lọc thông tin, không có chính kiến của mình
III. Kết bài
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác
+ Nghệ thuật: cách tạo tình huống truyện hâp dẫn, kết thúc bất ngờ, sử dụng nhiều yếu tố gây cười…