Bài 9: Truyện

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây

khác

Với soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 65 – 66 Tập 2 Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

1. Truyện ngắn; đặc điểm nhân vật; lời người kể chuyện và lời nhân vật

– Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp,… Chi tiết và lời văn trong truyện rất cô đọng.

– Đặc điểm nhân vật là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ,…

– Lời người kể chuyện là lời của người đã kể lại câu chuyện:

+ Người kể theo ngôi thứ nhất là lời của người xưng “tôi”. 

VD: Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

+ Người kể theo ngôi thứ ba là lời của người ngoài, không tham gia câu chuyện.

VD: Thạch Sanh

– Lời nhân vật là lời của một nhân vật trong truyện.

VD: Lời của Thánh Gióng: Mẹ ra mời sứ giả vào đây. (Thánh Gióng)

2. Trạng ngữ

– Là thành phần phụ trong câu chỉ bối cảnh (thời gian, vị trí, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, tính chất,…) của sự việc nêu trong câu.

– Trạng ngữ có thể được biểu hiện bằng từ, cụm từ và thường trả lời cho các câu hỏi: Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì?, Như thế nào?,…

– Đây không phải thành phần bắt buộc trong câu nhưng trong giao tiếp nếu lược bỏ đi trạng ngữ thì câu sẽ bị thiếu thông tin, không liên kết được với những câu khác,…

3. Tả cảnh sinh hoạt là miêu tả, tái hiện hoạt động của con người trong đời sống, lao động hoặc quá trình tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội,…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 890

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống