Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây

Với các bài soạn văn lớp 6 Tập 1 hay nhất, ngắn gọn sách Cánh diều được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 Học kì 1.

liệt kê link của BÀI

Bài mở đầu

Bài 1: Truyện

Bài 2: Thơ

Bài 3: Kí

Bài 4: Văn bản nghị luận

Bài 5: Văn bản thông tin

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

làm dài file

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 14 – 15 Tập 1

1. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích

– Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

VD: Thánh Gióng,…

– Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,…

VD: Thạch Sanh,…

2. Chi tiết, cốt truyện, nhân vật

– Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm.

VD: Cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười (Thánh Gióng)

– Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

VD: Thánh Gióng: sự ra đời kì lạ → đòi đi đánh giặc → đánh tan giặc → bay về trời.

– Nhân vật là người, con vật, đồ vật,… được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ,…

VD: Thánh Gióng trong Thánh Gióng; Thạch Sanh, Lý Thông trong Thạch Sanh;…

3. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)

– Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.

VD: cha, me, hát, ngồi, khóc,…

– Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.

VD: Ông bà, ăn nói, hợp tác xã, sạch sành sanh,…

+ Từ ghép là từ phức có hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.

VD: cha mẹ, hiền lành, phá tan, xanh rì,…

+ Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. Các tiếng tạo thành từ láy, chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa (phân biệt với từ ghép có sự trùng lặp về ngữ âm).

VD: chăm chỉ, thật thà,…; lim dim, lủi thủi,…; từ từ, xanh xanh,…

…………………………

…………………………

…………………………

Soạn bài Thánh Gióng

1. Chuẩn bị 

– Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

– Khi đọc truyện truyền thuyết:

+ Truyện xảy ra vào đời Hùng Vương thứ sáu. 

+ Kể về một cậu bé mười hai tháng mới ra đời, lên ba chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tin giặc đến lại thay đổi kì lại và đứng lên chống lại kẻ thù. 

+ Nhân vật nổi bật trong tác phẩm là Thánh Gióng.

+ Truyện liên quan đến sự thật lịch sử:

Ÿ Cuộc chiến đấu giữa dân ta và kẻ thù xâm lược phương Bắc.

Ÿ Vũ khí bằng sắt, thép đã được chế tạo bởi người Việt cổ.

Ÿ Toàn dân đoàn kết cùng nhau, sử dụng mọi nguồn lực để chống phá quân giặc, đánh đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ.

+ Chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo:

Ÿ Bà mẹ ướm vào vết chân lạ rất to ở trên đồng mà thụ thai.

Ÿ Mang thai dài tận mười hai tháng; ba tuổi mà cậu bé chẳng biết đi đứng, nói cười.

Ÿ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp cứu nước, Gióng bỗng dưng cất tiếng nói với mẹ xin đi đánh giặc.

Ÿ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm bao nhiêu cũng không no, áo rộng bao nhiêu vừa mặc xong đã đứt chỉ.

Ÿ Nghe tin giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.

Ÿ Ngựa sắt mà kêu hí lại phun thêm lửa.

Ÿ Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.

Ÿ Khi dẹp giặc xong, Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.

Ÿ Lửa ngựa phun thiêu cháy một làng, khiến tre ngả màu vàng óng; vết chân ngựa biến thành ao hồ,…

+ Truyện muốn ca ngợi công cuộc chống giặc ngoại xâm, truyền thống đoàn kết sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các nguồn lực để đánh giặc. 

→ Qua đó, để lại bài học cho em và thế hệ thanh thiếu niên tương lai, bài học về giữ gìn, xây dựng, bảo vệ đất nước trong cuộc sống hiện nay.

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các chi tiết khác thường ở phần 1.

Trả lời: 

Chi tiết khác thường:

– Người vợ thử ướm vào vết chân khổng lồ giữa đồng liền thụ thai.

– Mười hai tháng sau cậu bé mới ra đời.

– Lên ba, đứa trẻ vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu nằm đấy.

Câu hỏi trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Câu nói đầu tiên của chú bé là gì ?

Trả lời: 

Câu nói đầu tiên của chú bé là với mẹ rằng “Mẹ ra mời sứ giả vào đây” khi nghe thấy tiếng rao tìm người tài giỏi của sứ giả.

Câu hỏi trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Những ai góp phần nuôi chú bé?

Trả lời: 

Bên cạnh cha mẹ, bà con, làng xóm là những người đã gom góp gạo nuôi chú bé vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Câu hỏi trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật.

Trả lời: 

Các chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật:

Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. → Sẵn sàng chiến đấu dẹp giặc, hi sinh vì đất nước.

Một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. → Thể hiện khí thế hơn người.

… tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như ngả rạ. → Phẩm chất anh hùng chủ động trong tình thế, sức mạnh hơn người.

Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bè nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. → Khẳng định sức mạnh phi phàm của nhân vật, thể hiện sự thông minh, nhanh nhạy của anh hùng trong chiến đấu.

– Đánh giặc xong cưỡi ngựa bay lên trời → Phẩm chất trong sạch, khẳng định hành động chính nghĩa mà anh hùng vừa thực hiện.

Câu hỏi trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chi tiết kết thúc truyện ở phần 4 có gì đáng chú ý?

Trả lời: 

Chi tiết kết thúc: 

– Vua nhớ công ơn phong Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà, mở hội làng Gióng. → Ca ngợi, tôn vinh công lao của anh hùng.

– Bụi tre đằng ngà do ngựa phun lửa cháy, vết chân ngựa để lại thành những ao hồ, lửa thiêu cháy một làng nên gọi đó là làng Cháy. → Giải thích nguồn gốc, phong tục theo quan niệm của dân gian.

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng.

Trả lời: 

Một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng: Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng → Thánh Gióng biết nói và đòi đi đánh giặc → Gióng lớn nhanh như thổi → Vươn vai mặc áo giáo sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt → Thánh Gióng dẹp tan quân giặc → Sau đó, người cùng với ngựa bay lên trời. 

Câu 2 trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?

Trả lời: 

– Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất của một người anh hùng kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

+ Nói với sứ giả những yêu cầu về tư trang để được đi đánh giặc của Thánh Gióng → Sẵn sàng chiến đấu dẹp giặc, hi sinh vì đất nước.

+ Đến nơi có giặc để chặn đánh → Phẩm chất anh hùng chủ động trong tình thế, sức mạnh hơn người.

+ Nhổ những cụm tre để thay thế roi sắt bị gãy → Khẳng định sức mạnh phi phàm của nhân vật, thể hiện sự thông minh, nhanh nhạy của anh hùng trong chiến đấu.

+ Đánh giặc xong cưỡi ngựa bay lên trời → Phẩm chất trong sạch, khẳng định hành động chính nghĩa mà anh hùng vừa thực hiện.

– Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng: Sự ca ngợi, tôn vinh dành cho Thánh Gióng. Một trong “Tứ bất tử” (tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam), tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

Câu 3 trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử.

Trả lời: 

Các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử:

– Cuộc chiến đấu giữa dân ta và kẻ thù xâm lược phương Bắc.

– Vũ khí bằng sắt, thép đã được chế tạo bởi người Việt cổ.

– Toàn dân đoàn kết cùng nhau, sử dụng mọi nguồn lực để chống phá quân giặc, đánh đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ.

…………………………

…………………………

…………………………

Soạn bài Thạch Sanh

1. Chuẩn bị 

– Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,…

– Khi đọc truyện cổ tích:

+ Truyện kể về cuộc đời của Thạch Sanh: sự ra đời và lớn lên; sau đó là những thử thách và chiến công của Thạch Sanh; cuối cùng là phơi bày được tội Lí Thông thì cưới công chúa, khiến các quân lính chư hầu lui về nước.

+ Những sự kiện chính trong truyện: 

Ÿ Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh.

Ÿ Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.

Ÿ Đi canh miếu hộ Lý Thông và diệt chằn tinh.

Ÿ Xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lừa lấp cửa hang.

Ÿ Hồn đại bàng và chằn tinh báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục tối.

Ÿ Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho công chúa khỏi bị câm, vạch bộ mặt xấu xa của Lý Thông và giải oan cho bản thân.

Ÿ Thạch Sanh đối đãi với các nước hầu bằng tiếng đàn, niêu cơm thần.

+ Truyện kể về Thạch Sanh – nhân vật nổi bật. 

+ Kết thúc truyện, số phận các nhân vật:

Ÿ Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua.

Ÿ Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết rồi hóa kiếp thành bọ hung.

+ Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả dân gian muốn:

Ÿ Thể hiện khát vọng của người dân thông qua hình tượng dũng sĩ – một vị anh hùng ngoài đời thực có thể bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm trong cuộc sống.

Ÿ Phê phán những kẻ xảo quyệt, lợi dụng người khác để chuộc lợi.

Ÿ Ước mơ về một xã hội công lí được thực hiện.

→ Điều đó có liên quan đến cuộc sống ngày nay con người luôn hướng sự công bằng, về cái thiện, nghĩa tình và yêu chuộng hòa bình.

+ Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:

Ÿ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.

Ÿ Người vợ mang thai mấy năm mãi mới sinh được một cậu con trai.

Ÿ Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông cho Thạch Sanh.

Ÿ Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.

Ÿ Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, khi chết đi để lại bộ cung tên bằng vàng bên mình.

Ÿ Đại bàng là con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ.

Ÿ Thái tử con vua Thủy Tề mời chàng xuống chơi thủy cung.

Ÿ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục khiến công chúa cười nói vui vẻ trở lại; khiến quân giặc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.

Ÿ Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

+ Tác dụng của những chi tiết trên trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện:

Ÿ Cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu.

Ÿ Tăng sức hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn cho câu chuyện.

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Trả lời: 

Nguồn gốc xuất thân đặc biệt của Thạch Sanh là thái tử con Ngọc Hoàng đầu thai xuống trần gian ở gia đình nọ.

Câu hỏi trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tính cách nào của Thạch Sanh được tác giả dân gian tập trung thể hiện trong phần 2? Hãy tìm một từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy.

Trả lời: 

– Tính cách của Thạch Sanh được tác giả tập trung thể hiện trong phần 2 là thật thà, dễ tin người. 

– Từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy là:

+ Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay.

+ Thạch Sanh lại thật thà tin ngay.

Câu hỏi trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Thạch Sanh đã có những hành động dũng cảm nào trong phần 3?

Trả lời: 

Những hành động dũng cảm Thạch Sanh trong phần 3:

– Thấy đại bàng quắp một cô gái ngang qua túp lều của mình, Thạch Sanh liền dùng cung tên vàng bắn trúng, lần theo vết máu, tìm ra chỗ ở của nó.

– Đến hang quái vật, Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa, dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt, vung búa chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu con quái vật.

– Trong lúc cố tìm lối lên thì phát hiện và giải cứu thái tử con vua Thủy Tề.

Câu hỏi trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em thử dự đoán khi Thạch Sanh xuống hang, Lý Thông sẽ làm gì?

Trả lời: 

Khi Thạch Sanh xuống hang, với tính cách Lý Thông ngay từ đầu, em nghĩ hắn ta sẽ hại Thạch Sanh và cướp công của chàng.

Câu hỏi trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không?

Trả lời: 

Khi xin cây đàn, Thạch Sanh không hề biết đó là cây đàn thần.

Câu hỏi trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Thạch Sanh đã cư xử với mẹ con Lý Thông như thế nào? Kết cục của mẹ con Lý Thông ra sao?

Trả lời: 

– Thạch Sanh đã tha không giết mẹ con Lý Thông.

– Kết cục của mẹ con Lý Thông là đi giữa đường bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.

Câu hỏi trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Thạch Sanh đã làm gì khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ?

Trả lời: 

Thạch Sanh đã đánh đàn và sử dụng niêu cơm thần thết đãi khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ.

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch)?

Trả lời: 

Thạch Sạch thuộc kiểu nhân vật vật dũng sĩ. 

Câu 2 trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?

Trả lời: 

– Sự kiện chính trong Thạch Sanh:

+ Sự ra đời kì lạ, lai lịch của Thạch Sanh.

+ Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.

+ Đi canh miếu hộ Lý Thông và diệt chằn tinh, bị cướp công.

+ Xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa và thái tử bị Lý Thông lừa lấp cửa hang.

+ Hồn đại bàng và chằn tinh báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục tối.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho công chúa khỏi bị câm, vạch bộ mặt xấu xa của Lý Thông và giải oan cho bản thân.

+ Thạch Sanh đối đãi với các nước hầu bằng tiếng đàn, niêu cơm thần khiến các nước chư hầu xin hòa.

– Em thích nhất sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh vì nó đem đến cảm giác huyền bí, siêu nhiên đối với em. Em cảm nhận ngay từ đầu Thạch Sanh không phải là người bình thường mà là một vị anh hùng dân tộc.

Câu 3 trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

Trả lời

 Theo em, Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng, dễ tin lời người khác, sẵn sàng cứu giúp mà không màng hoàn cảnh, sự đền ơn. 

– Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy:

+ Thạch Sanh tin lời Lý Thông đi trông canh miếu chằn tinh, đem đầu con yêu quái cho Lý Thông.

+ Thạch Sanh tha không giết mẹ con Lý Thông.

………………………………

………………………………

………………………………

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1161

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống