Bài 2: Thơ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây

tác phẩm

Với soạn bài Tập làm thơ lục bát Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

1. Định hướng

a) (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Cho các từ ngữ sau: sắc màu, lần đầu, bao giờ, chồi xanh, lời ca, chúng em. Em chọn từ nào để điền vào những chỗ trống? Giải thích vì sao em lại chọn như vậy.

Sáng ra trời rộng đến đâu

Trời xanh như mới ___ ___ biết xanh

Tiếng chim lay động lá cành

Tiếng chim đánh thức ___ ___ dậy cùng.

(Định Hải)

Trả lời:

Sáng ra trời rộng đến đâu

Trời xanh như mới lần đầu biết xanh

Tiếng chim lay động lá cành

Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng.

– Lí do chọn lần đầu, chồi xanh:

+ Thứ nhất, vì những từ trên phù hợp theo luật vần của thơ lục bát (đâuđầu; cành xanh).

+ Thứ hai, vì những từ trên phù hợp với nghĩa của bài thơ. 

Ÿ Từ mới là vừa có, vừa xuất hiện, đối lập với cái cũ thế nên trời xanh ở đây mới xuất hiện mới biết xanh. → Chọn từ lần đầu

Ÿ Tiếng chim gắn liền với lá cành ở câu lục mà chồi xanh gắn liền lá cành. Tiếng chim đánh thức chồi xanh là phù hợp.

b) (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trong mỗi dòng thơ lục bát, việc sắp xếp các tiếng có thanh bằng (tiếng không dấu và dấu huyền; kí hiệu là B) và các tiếng có thanh trắc (tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng; kí hiệu là T) phải theo quy tắc. Em hãy chép lại các dòng thơ trong ô bên cạnh vào vở và điền kí hiệu B hoặc T dưới mỗi tiếng để tìm hiểu quy tắc đó.

Con về thăm mẹ chiều đông

B    B     B     T     B     B

Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.

(Đinh Nam Khương)

Trả lời:

Con về thăm mẹ chiều đông

B    B     B     T     B     B

Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà

T    B     B    T      T      B      T   B

Mình con thơ thẩn vào ra

B     B     B    T     B   B

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.

B    B     B     T    T    B    B    B 

c) (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Dựa vào kết quả của bài tập b, hãy kẻ bảng bên cạnh vào vở và điền các kí hiệu B, T, BV (thanh bằng, gieo vần) vào các tiếng ở vị trí 2, 4, 5, 6 trong mô hình câu thơ lúc bát bên cạnh. (Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc).

Trả lời:

=> Vậy qui luật thanh điệu, gieo vần như sau:

– Tại dòng lục: Gieo theo trình tự các tiếng 2 – 4 – 6 là B – T – B.

– Tại dòng bát: Gieo theo trình tự các tiếng 2 – 4 – 6 – 8 là B – T – B – B.

– Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo.

2. Thực hành

a) (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Ghi vào vở dòng bát sao cho phù hợp nội dung, vần, nhịp, và luật bằng trắc.

Con đường rợp bóng cây xanh

???

Tre xanh tự những thuở nào

???

Phượng đang thắp lửa sân trường

???

Bàn tay mẹ dịu dàng sao

???

Trả lời:

Con đường rợp bóng cây xanh

Đầu cành thánh thót, chú vành khuyên xinh

Tre xanh tự những thuở nào

Lá cây nhỏ nhắn thân cao vững vàng 

Phượng đang thắp lửa sân trường

Học trò ai nấy đều vương vấn hè

Bàn tay mẹ dịu dàng sao

Chở che con cái biết bao tháng ngày

b) (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Viết một bài thơ lục bát (ngắn dài tùy ý) về cha, mẹ, ông, bà hoặc thầy, cô giáo.

– Chuẩn bị:

+ Đối tượng viết;

+ Những điều ấn tượng về người đó.

– Viết bài thơ:

Cuộc đời khó nhọc gió sương

Cha mẹ là vầng thái dương trên cao

Tình yêu sâu đậm dạt dào

Bao giờ đền đáp công lao cho hết? 

– Kiểm tra và chỉnh sửa.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 926

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống