Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
tác phẩm
Với soạn bài Thực hành đọc hiểu – Thời thơ ấu của Hon-đa (Hon-đa Sô-i-chi-rô) Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.
1. Chuẩn bị
– Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.
– Khi đọc hồi kí:
+ Tác giả Hon-đa viết chính bản thân trong những kỉ niệm thơ ấu tuổi thơ của mình. Viết như thế nằm mong muốn người đọc thấy rõ được sự đam mê dành cho ô tô, máy móc của tác giả ngay từ hồi rất bé.
+ Những yếu tố của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể:
Ngôi kể thứ nhất “tôi”;
Thời gian, địa điểm rõ ràng cụ thể: Tôi sinh năm 1906 tại làng Kô-mi-ô (Komyo), quận I-qua-ta (Iwata), nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka); Suốt thời gian học tập ở Trường Tiểu học Y-a-ma-hi-ga-si (Yamahigashi), từ lớp 1 cho tới lớp 5…; Mùa thu năm 1914… cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su…;…
Những cảm nhận, quan sát chân thực của tác giả qua những câu chuyện mà tác giả kể lại.
+ Người kể chuyện vô cùng thích thú, hào hứng khi kể lại những sự việc mình trải qua hồi thơ ấu – đó là những suy nghĩ ngây thơ, non dại, niềm thích thú khi được đến với đam mê máy móc của một đứa trẻ.
– Đọc trước đoạn trích hồi kí Thời thơ ấu của Hon-đa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, ô tô Hon-đa nổi tiếng của Nhật Bản:
+ Hon-đa Sô-i-chi-rô (1906 – 1991), sinh ra ở Ha-ma-mát-su, tỉnh Si-dư-ô-ca, Nhật Bản.
+ Gia đình: Cha ông là Ghi-hai làm nghề thợ rèn, sau mở cả cửa hàng sửa chữa xe đạp. Mẹ là Mi-ca làm nghề thợ dêt. Ông là anh trai cả của 9 đứa em.
→ Tình yêu với nghề cơ khí là điều mà tác giả thừa hưởng từ cha.
+ Năm 1922, ông cùng cha lên Tô-ki-ô, làm việc cho cửa hàng sửa chữa ô tô Art Shokai. Đây cũng là nơi ông học việc, giúp ông phát triển sự việc sau này.
+ Năm 1928, ông được phép mở chi nhánh A-a-tô Sô-ư-ka-i (Art Shokai) ở làng của mình tại Ha-ma-mát-su. Sau đó, ông làm ăn phát đạt và trở nên giàu có, nổi tiếng trong thị trấn.
+ Năm 1948, Hon-đa bắt đầu sản xuất xe máy trong cương vị chủ tịch Công ty Hon-đa. Ông đã biến công ty thành một tập đoàn đa quốc gia giá trị hàng tỉ đô la chuyên sản xuất ra những xe máy bán chạy nhất thế giới.
+ Ông qua đời vào ngày 5 tháng 8 năm 1991 vì bệnh thận, thọ 84 tuổi.
– Ai cũng từng trải qua thời thơ ấu của mình. Hon-đa Sô-i-chi-rô hồi tưởng lại những suy nghĩ, hành vi thời thơ ấu có liên quan tới thiên hướng về kĩ thuật của mình. Qua đây, có thể nói: Tuổi thiếu niên là thời gian chuẩn bị quan trọng cho giai đoạn trưởng thành của đời người.
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm gì của hồi kí?
Trả lời:
Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm chân thực của hồi kí: các thông tin đều phải rõ ràng, cụ thể và có thật.
Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nêu ý nghĩa của việc nhân vật “tôi” nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ.
Trả lời:
Ý nghĩa của việc nhân vật “tôi” nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ là để cho người đọc thấy được sự thành công của tác giả bắt nguồn từ đam mê hồi còn bé.
Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Cậu bé Hon-đa học kém môn nào và thích thú những gì?
Trả lời:
Cậu bé Hon-đa học kém môn thực vật và sinh vật từ lớp 1 đến lớp 5, lên lớp 6 cậu bé lại thích hơn với pin, cân, ống nghiệm, máy móc.
Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?
Trả lời:
Tranh minh họa cho chi tiết tôi thích thú hơn khi bắt đầu thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.
Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm các từ mượn có trong phần 3 này.
Trả lời:
Các từ mượn có trong phần 3:
– pin: pile
– ti vi: TV (television)
– tuốc nơ vít: tournevis
– dây cáp: câble
– Ô tô: automobile
Câu hỏi trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chi tiết “tôi” gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?
Trả lời:
Chi tiết “tôi” gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy cho ta thấy được sự tò mò, thích thú của cậu bé khi khám phá được điều mới lạ từ dầu máy.
Câu hỏi trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Cậu bé Hon-đa đã làm những gì để xem được máy bay thật biểu diễn?
Trả lời:
Để xem được máy bay thật biểu diễn cậu bé Hon-đa đã làm:
– Lén lấy 2 xu đề làm tiền lộ phí đến chỗ xem máy bay.
– Lén lấy xe đạp của cha đạp đến Ha-ma-mát-su.
– Khi không đủ tiền vé vào cửa, cậu bé leo lên cây thông lớn để có thể xem được, thậm chí bẻ cành để ngụy trang sợ có người phát hiện.
Câu hỏi trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nhân vật “tôi” đã chọn bắt chước những trang bị nào của phi công? Vì sao?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” đã bắt chước những trang bị của phi công: mũ kết, cặp kính đeo mắt làm bằng bìa các tông, gắn quạt gió tre lên xe đạp, đội mũ quay ngược vành ra phía sau. Bởi cậu bé đã bị buổi trình diễn máy bay làm cho ấn tượng trông thật hùng dũng khiến cậu mê mẩn.
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?
Trả lời:
Những chi tiết chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc:
– Tuy còn nhỏ, chưa hiểu việc rèn những miếng sắt vụn làm gì nhưng tôi rất thích thú với công việc đập búa “chùm cheng”, sửa chữa đồ dùng và làm ra công cụ làm nông.
– Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ.
– Ngắm nhìn các loại máy móc ở cửa tiệm xay lúa và tiệm xẻ gỗ: bị lôi cuốn bởi âm thanh “bùm chát, bùm chát” của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy rất khó tả.
– Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.
– Đi học thì thích thú hơn với pin, cân, ống nghiệm và máy móc.
– Lần đầu tiên làng có điện thì cảm phục những chú thợ điện với túi đồ nghề gồm kìm, tuốc nơ vít…
– Nghe tin ô tô chạy về làng thì quên hết mọi việc, phi như bay về, phấn khích khám phá mùi dầu máy.
– Trốn học, lén lấy tiền và xe đạp của cha, một mình đi xem biểu diễn máy bay. Khi trở về, vì quá thích thú nên đã bắt chước phi công.
Câu 2 trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?
Trả lời:
Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc cậu bé Hon-đa trốn nhà đi xem trình diễn máy bay. Bởi khi đó, Hon-đa chỉ mới học lớp 2 mà khoảng cách từ nhà đến chỗ trình diễn là 20km. Vậy mà nhân vật đã liều lĩnh trốn học, một mình đạp xe tận 20km để đến xem. Khi không đủ tiền, cậu vẫn không chịu bỏ cuộc, leo lên một cây thông cao để có thể xem được hết.
Câu 3 trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.
Trả lời:
Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này ở tính chân thực, cụ thể:
– Ngôi kể thứ nhất “tôi”;
– Thời gian, địa điểm rõ ràng cụ thể: Tôi sinh năm 1906 tại làng Kô-mi-ô (Komyo), quận I-qua-ta (Iwata), nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka); Suốt thời gian học tập ở Trường Tiểu học Y-a-ma-hi-ga-si (Yamahigashi), từ lớp 1 cho tới lớp 5…; Mùa thu năm 1914… cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su…;…
– Những cảm nhận, quan sát chân thực của tác giả qua những câu chuyện mà tác giả kể lại.
Câu 4 trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?
Trả lời:
Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan rất lớn đến sự nghiệp của ông sau này. Nó là gốc, nền tảng để ông tiếp tục tìm hiểu về kĩ thuật ở giai đoạn cấp 2, cấp 3. Nó cũng xây dựng cho ông một niềm tin, sự hứng thú mãnh liệt về con đường mà mình đang đi.