Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Với soạn bài Ôn tập trang 130 Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: chuẩn bị đọc, trải nghiệm cùng văn bản và suy ngẫm và phản hồi sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.
Ôn tập
* Câu hỏi (trang 134, sgk, Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1. Văn bản nào trong các văn bản “Lao xao ngày hè”, “Thương nhớ bầy ong”, “Đánh thức trầu”, “Một năm ở Tiểu học” thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?
Câu 2. Trong các văn bản hồi kí đã học, em thích nhất văn bản nào? Vì sao? Hãy tóm tắt nội dung văn bản ấy.
Câu 3. Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến những gì?
Câu 4. Em rút ra được những lưu ý gì khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát?
Câu 5. Hãy chia sẻ với bạn học cùng nhóm cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm. Trong khi nói, cố gắng sử dụng biện pháp tu từ phù hợp.
Câu 6. Theo em, “thiên nhiên muốn trò chuyện cùng ta” điều gì?
* Hướng dẫn trả lời câu hỏi (trang 134, sgk, Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1.
Văn bản nào trong các văn bản “Lao xao ngày hè”, “Thương nhớ bầy ong”, “Một năm ở Tiểu học” là các văn bản hồi kí.
Dựa vào đặc điểm của thể loại em có thể khẳng định như vậy:
+ Văn bản kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.
+ Truyện là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đường thơ ấu của tác giả.
+ Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả ngoài đời.
+ Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.
Câu 2.
Trong các văn bản đã học, em thích nhất là văn bản “Thương nhớ bầy ong”. Truyện kể lại về những ngày xưa, khi gia đình nhân vật tôi còn nuôi ong. Nhân vật yêu thích việc xem ong họp đàn.
Những lần ong trại đã để lại trong nhân vật những nỗi buồn không nói thành lời, giống như một phần linh hồn của mình đã san đi nơi khác. Và cuối cùng, nhân vật đúc rút ra cho mình có những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt đều mang linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến.
Câu 3.
Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý những điều sau:
– Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.
– Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.
– Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.
– Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.
– Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.
– Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.
– Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.