Bài 3: Vẻ đẹp quê hương

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Với soạn bài Việt Nam quê hương ta Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: chuẩn bị đọc, trải nghiệm cùng văn bản và suy ngẫm và phản hồi sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

Việt Nam quê hương ta

* Chuẩn bị đọc

Câu 1. Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?

–  Nếu chọn hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn cảnh đẹp Hồ Gươm. 

Vì hình ảnh Hồ Gươm nằm giữa thủ đô Hà Nội với làn nước xanh biếc, gắn với câu chuyện kể về truyền thuyết đầy ý nghĩa  lịch sử.

Câu 2. Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?

– Bài hát về quê hương:

   + “Bay qua Biển Đông” (nhạc sĩ: Lê Việt Khánh)

   + “Hãy đến với con người Việt Nam” (sáng tác: Xuân Nghĩa)

   + “Hello Vietnam’ (Phạm Quỳnh Anh)

   + “Việt Nam ơi” (Minh Beta)

– Bài thơ về quê hương:

   + “Quê Hương” – Tác giả: Đỗ Trung Quân

   + “Việt Nam quê hương ta” – Tác giả: Nguyễn Đình Thi

   + “Quê hương” – Tác giả: Tế Hanh

* Trải nghiệm cùng văn bản

Tưởng tượng

Câu 1. Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?

– Tám  dòng thơ này đã gợi cho em hình dung đến phong cảnh đất nước hữu tình có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây.

– Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng. Họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh.

Liên hệ   

Câu 2. Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?

Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.

* Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.

– Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn

– Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2

Câu 2. Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?

 – Trong văn bản, tác giả đã nhắc đến những hình ảnh tiêu biểu của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi.

 – Từ đó tác giả đã nói đến những vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp cảu thiên nhiên, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng chung thuỷ, sự tài hoa.

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

– Các biện pháp tu từ:

+ Biện pháp tu từ nhân hoá: “Việt Nam đất nước ta ơi”

+ Biện pháp tu từ so sánh: “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

– Tác dụng: Khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, sinh động, gợi cảm hơn, đồng thời khiến ta liên tưởng ra vẻ đẹp của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. 

Câu 4. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.

– Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:

+ Sự vất vả, cần cù trong lao động: “vất vả in sâu”, “áo nâu nhuộm bùn”.

+ Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu: “chịu nhiều đau thương”, “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”, “Đạp quân thù xuống đất đen”

 + Sự hiền lành, chịu thương chịu khó khi trở về cuộc sống đời thường lại: “Súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa”.

+ Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ: “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”, “Tay người như có phép tiên”, “Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.

Câu 5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.

– Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như 

(“Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, “Quê hương biết mấy thân yêu”), 

Đồng thời, thể hiện sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân

 (“Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, “Mặt người vất vả in sâu”).

 Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

Câu 6. Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?

 Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1084

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống