Bài 3: Yêu thương và chia sẻ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

khác

Với Thực hành tiếng Việt trang 74 Tập 1 Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

* Cụm động từ và cụm tính từ 

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Một cụm động từ trong truyện “Gió lạnh đầu mùa” là: chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng” 

+ Động từ trung tâm: “chơi” 

+ Từ động từ trung tâm, phát triển thành cụm động từ bằng cách thêm vào phía trước và sau nó những từ ngữ bổ nghĩa cho động từ trung tâm: 

Đang chơi ở ngoài sân,

Đang chơi kéo co,

Chơi trốn tìm,…

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

– Cụm động từ : nhìn ra ngoài sân” 

+ Động từ trung tâm: “nhìn” → ý nghĩa được bổ sung: hướng, địa điểm của hành động nhìn. 

– Cụm động từ : thấy đất khô trắng” 

+ Động từ trung tâm: “thấy” → ý nghĩa được bổ sung: đối tượng của hành động thấy. 

b. 

– Cụm động từ : lật cái vỉ buồm”, “lục đống quần áo rét”   

– Động từ trung tâm: “lật”, “lục” → ý nghĩa được bổ sung: đối tượng của hành động lật, lục. 

c. 

– Cụm động từ : “hăm hở chạy về nhà lấy áo” 

– Động từ trung tâm: “chạy” → ý nghĩa được bổ sung: cách thức; hướng, địa điểm của hành động chạy. 

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” là: 

(1) Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. 

(2) Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. 

(3) Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van. 

– Tác dụng của cách diễn đạt này là: Câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ thường thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau (câu 1,2) hoặc nguyên nhân – kết quả (câu 3: trạng thái “lo quá” ở nhân vật Sơn dẫn đến kết quả “sắp ăn, bỏ đũa đứng dạy, van”

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Ví dụ cụm tính từ trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” là: “đã ” 

→ tính từ trung tâm là “cũ”. 

– Các tính từ khác như: chưa cũ, cũ lắm, rất cũ, … 

Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

– Cụm tính từ: trong hơn mọi hôm” (tính từ trung tâm: “trong”, phần phụ sau bổ sung ý nghĩa so sánh: “hơn mọi hôm”) 

b. 

– Cụm tính từ: “rất nghèo (tính từ trung tâm: “nghèo”, phần phụ sau bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ: “rất”) 

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Mở rộng vị ngữ các câu thành cụm tính từ: 

a. Trời rét. 

→ Trời rét quá. / Trời rét lắm. / Trời rất rét. / Trời rét hơn mọi năm…. 

b. Tòa nhà cao. 

→ Tòa nhà cao quá. / Tòa nhà cao chọc trời. / Tòa nhà cao vô cùng. / Tòa nhà rất cao….

c. Cô ấy đẹp. 

→ Cô ấy rất đẹp. / Cô ấy đẹp lắm. / Cô ấy đẹp quá. / Cô ấy đẹp như tiên. / Cô ấy đẹp hoàn hảo…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1016

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống