Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Sách giải văn 6 bài viết bài tập làm văn số 6 – văn tả người, giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài viết bài tập làm văn số 6 – văn tả người sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:
- Soạn Văn Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn Lớp 6 (Cực Ngắn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…).
a. Mở bài
– Cách 1: Đi từ cảm xúc dẫn tới nhân vật
– Cách 2: Đi từ lời bài hát hoặc bài thơ để dẫn tới nhân vật (ví dụ: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình hoặc “Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra“)
b. Thân bài
– Miêu tả ngoại hình:
+ Tả bao quát tuổi, nghề nghiệp, dáng đi, cách ăn mặc
+ Tả chi tiết: mắt, nước da, nụ cười (khi buồn, khi vui khác nhau như thế nào?)
– Tiếp đó bạn miêu tả tính nết, cử chỉ, hành động, đặc điểm, tính cách.
c. Kết bài
– Cảm xúc của mình đối với người thân yêu đó.
Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau:
+ Lúc em ốm.
+ Khi em mắc lỗi.
+ Khi em làm được một việc tốt.
Dàn ý khái quát cho cả ba trường hợp như sau:
a. Mở bài
– Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,…).
– Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.
b. Thân bài
– Miêu tả lại chân dung của mẹ hoặc cha lúc ấy.
+ Vẻ mặt
+ Dáng điệu
+ Lời nói
+ Hành động
– Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,…).
c. Kết bài
– Qua những lần như thế, em cảm nhận đước thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.
– Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.
Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
a. Mở bài
– Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.
b. Thân bài
– Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.
+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,…).
+ Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp…
– Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.
+ Chú ý miêu tả đôi tay.
+ Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối…
– Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).
– Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây…
– Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?
– Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?
c. Kết bài
– Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?
– Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,…).
Đề 4: Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy.
a. Mở bài
– Giới thiệu cho người đọc biết, em đã được chứng kiến cảnh người lực sĩ đang cử tạ ở đâu? (chứng kiến trực tiếp hay xem trên vô tuyến, trên phim ảnh, báo chí, sách vở,…).
b. Thân bài
– Miêu tả lại chân dung của người đó khi bước ra sân khấu.
+ Khuôn mặt ra sao?
+ Thân hình như thế nào? (ước chừng về chiều cao, cân nặng,…).
+ Đặc biệt chú ý miêu tả những cơ bắp của người lực sĩ.
– Miêu tả hành động của người lực sĩ khi nâng tạ.
+ Động tác chuẩn bị như thế nào?
+ Lúc nâng tạ, người lực sĩ đã gắng sức ra sao?
+ Lúc thả quả tạ nặng đó xuống mặt đất, người lực sĩ vẫn thể hiện được sự dũng mãnh như thế nào?
c. Kết bài
– Hình ảnh người lực sĩ gợi cho em sự thích thú và thán phục như thế nào?
– Từ đó em rút ra được bài học gì về vai trò của sức khoẻ và quá trình rèn luyện sức khoẻ.
Đề 5: Em hãy tả lại một người nào đó tuỳ theo ý thích của bản thân mình.
a. Mở bài
– Giới thiệu chung về bà ngoại của em, hoàn cảnh sống của bà (ví dụ: sống cùng các bác, hay cô chú, …)
b. Thân bài
– Tả ngoại hình của bà: tuổi tác, hình dáng, khuôn mặt, …
– Tả tính nết của bà: Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu. (Thể hiện qua lời nói và hành động)
c. Kết bài
– Nêu cảm nghĩ của em: rất yêu quí bà; muốn được sống lâu bên bà.