- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Sách giải văn 7 bài các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:
I. Kiến thức cơ bản
– Phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc
– Tự sự và miêu tả để khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh
II. Bài tập vận dụng
Bài 1:
Chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi
Gợi ý trả lời
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi
Yếu tố miêu tả: thể hiện trí tưởng tượng phong phú, độc đáo của tác giả
– Miêu tả tiếng suối, đá, rừng thông, rừng trúc
– Yếu tố biểu cảm: Thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó, hòa quyện với thiên nhiên
+ Tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi
Bài 2:
Từ bài ca Côn Sơn em hãy viết một bài văn biểu cảm về chủ đề tình yêu thiên nhiên.
Gợi ý trả lời
Tình yêu thiên nhiên từ xưa tới nay là nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác thơ văn. Thiên nhiên trở thành đối tượng để thể hiện tình yêu cuộc sống, quan niệm thẩm mĩ của tác giả về cái đẹp. Trong Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi miêu tả chân thực vẻ đẹp sinh động, nhiều màu sắc, âm thanh của hoa lá, đời sống bình dị của người dân điều đó thể hiện tình yêu cuộc sống mãnh liệt của ông. Không những thế, thông qua hình ảnh về thiên nhiên nhà văn, nhà thơ có thể bày tỏ quan điểm sống thầm kín của mình. Như tác giả Trần Nhân Tông, mượn cảnh thanh bình của quê hương lúc chiều xuống để gửi gắm khát vọng dựng xây đất nước thái bình, thịnh trị. Nguyễn Du thông qua hình ảnh về thiên nhiên khắc họa nỗi buồn tâm trạng của nhân vật Kiều, sâu thẳm trong đó tác giả gửi gắm sự xót thương, đau buồn trước thực trạng của xã hội đương thời chà đạp lên chính nghĩa và những người yếu đuối. Hay như tác giả Hồ Chí Minh trong Tức cảnh Pác Pó, giãi bày tình yêu thiên nhiên, nỗi lo lắng, trăn trở trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc… Bức tranh thiên nhiên luôn chứa đựng những xúc cảm tinh tế, tâm trạng sâu sắc của tác giả. Thiên nhiên chắp cánh cho cảnh và tình bay bổng, trường tồn trong những vần thơ hay muôn đời.