Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Soạn bài Bạn đến chơi nhà (cực ngắn)
Câu 1 (trang 105 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
– Bạn đến chơi nhà là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật
– Đặc điểm:
+ Số câu, số chữ: bài thơ có tám câu mỗi câu bảy chữ
+ Hiệp vần ở chữ cuối câu : 1, 2, 4, 6, 8
+ Phép đối ở các cặp câu giữa: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6
Câu 2 (trang 105 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Em tán thành với ý kiến đó, tại vì:
a. Đúng ra, khi bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn chu đáo, thịnh soạn
b. Nhưng sáu câu kế tiếp Nguyễn Khuyến lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt: Mọi thứ đều có sẵn nhưng do hoàn cảnh éo le nên không thể đem ra để thiết đãi bạn (chợ thì xa mà lại không có ai ở nhà, ao sâu không thể bắt cá, vườn rộng nên không thể đuổi gà, rau quả có trồng trong vườn nhưng chưa lớn, miếng trầu cũng không có)
Tình huống được tạo ra hóm hỉnh bông đùa, mọi thứ tưởng có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh tình bạn chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất
c. Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm chân thành vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường. Qua đây có thể thấy nhà thơ và người bạn là một mối tình cảm tri âm, tri kỉ biết yêu quý, cảm thông cho nhau.
d. Khi bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến rất quan tâm, muốn tiếp đón bạn thật chu đáo nhưng hoàn cảnh không cho phép ông làm điều đó, chứng tỏ Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.
Tình bạn của nhà thơ trong bài thơ này là một tình cảm chân thành, tha thiết vượt lên trên mọi vật chất tầm thường, vươn đến mối tình tri âm tri kỉ thấu hiểu nhau.
Luyện Tập
Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
– Ngôn ngữ trong bài bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ giản dị, mộc mạc đời thường, ngôn ngữ trong bài Sau phút chia ly trang trọng, cổ kính
– Cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chỉ nhà thơ và bạn mình. Còn cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang chỉ một mình bà với mảnh tình riêng của bà
Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Học thuộc lòng bài thơ.
B. Tác giả
– Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc nhỏ tên là Thắng.
– Quê quán: thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
– Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đó đi thi đỗ cả 3 kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
– Nguyễn Khuyễn làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn.
– Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào gia đoạn sau ngày cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ.
C. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời
– Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ.
b. Thể loại
– Thất ngôn bát cú Đường luật
c. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (câu đầu): Cảm xúc khi bạn tới chơi nhà.
– Phần 2 (6 câu thơ tiếp theo): Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhà.
– Phần 3 (câu cuối): Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn.
d. Giá trị nội dung và nghệ thuật
– Giá trị nội dung:
Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Tạo tình huống bất ngờ, thú vị.
+ Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ.
+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học.