Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Soạn bài Bố cục trong văn bản (cực ngắn)
I. Hệ thống kiến thức
1. Khái niệm bố cục
– Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trật tự, một hệ thống rành mạch, hợp lí.
2. Yêu cầu về bố cục
– Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
– Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải giúp cho người nói (viết) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
3. Các phần của bố cục
Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
II. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
1. Bố cục của văn bản
a. Cần thết phải sắp xếp các nội dung theo trật tự trước sau rành mạch, hợp lí, không thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được.
b. Khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm đến bố cục vì nó giúp các ý được trình bày thành các phần mục rõ ràng giúp người đọc dễ tiếp nhận văn bản.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
a. Hai câu chuyện kể trên chưa rõ bố cục bởi các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười.
b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ:
Câu chuyện 1: Trật tự các câu văn và thời gian được kể lộn xộn khó hiểu không truyền tải được hết mục đích của người kể.
Câu chuyện 2: Các câu văn sắp xếp không hợp lí, không làm rõ được tính cách của hai người
c. Nên sắp xếp lại bố cục của hai câu chuyện trên như sau:
Câu chuyện 1: Nói về hoàn cảnh sống của ếch – vì hoàn cảnh sống như thế mà ếch huênh hoang nghênh ngáo- vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài được và bị dẫm bẹp.
Câu chuyện 2: Trình bày lý do tại sao anh ta đứng hóng ở ngoài cửa, tiếp đó anh ta lấy cớ hỏi chuyện để khoa chiếc áo.
3. Các phần của bố cục
a. Nhiệm vụ của các phần mở bài, thân bài, kết bài:
– Mở bài: Giới thiệu về đối tượng, sự việc
– Thân bài:
+ Miêu tả về đối tượng (đối với văn bản miêu tả)
+ Diễn biến của sự việc (đối với văn bản tự sự)
– Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng (sự việc)
b. Nhiệm vụ của các phần trong bố cục cần phân biệt với nhau rõ ràng. Bởi mỗi phần sẽ có một nội dung riêng, nếu không phân biệt rõ ràng sẽ có sự lộn xộn trong văn bản
c. Ý kiến của bạn đó là không đúng tại vì:
– Phần mở bài có vai trò giới thiệu, đặt vấn đề để đến phần thân bài sẽ đi giải quyết vấn đề.
– Phần kết bài có vai trò chốt lại vấn đề, bộc lộ cảm xúc cá nhân về đối tượng, sự việc còn phần mở bài chỉ là giới thiệu đối tượng và sự việc.
d. Không đồng ý với quan điểm trên tại vì:
– Nhiệm vụ của phần mở bài rất quan trọng để giúp giới thiệu đề tài của văn bản đưa người đọc đi vào đề tài đó một cách dễ dàng, tự nhiên và hứng thú.
– Còn phần kết luận có vai trò khái quát lại vấn đề và nêu cảm nghĩ về đối tượng.
– Đặc biệt, các phần trong một bài văn có liên quan chặt chẽ tới nhau, nếu bỏ đi, văn bản sẽ mất cân đối, thiếu trình tự, thiếu thống nhất.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
a. Ví dụ chứng tỏ: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ đạt hiệu quả cao:
Học sinh trong các cuộc thi hùng biện hoặc thuyết trình về một vấn đề, phần thi của ai có bố cục rõ ràng, rành mạch sẽ khiến người nghe dễ hiểu, dễ tiếp thu và chắc chắc sẽ đạt được hiệu quả cao.
b. Ví dụ chứng tỏ: Nếu chúng ta không sắp xếp các ý cho hợp lí thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ không được hiểu và không được tiếp nhận:
Khi viết một lá đơn tố cáo, khiếu nại, nếu như không trình bày các ý rõ ràng, hợp lí sẽ không được cơ quan chứng năng tiếp nhận, giải quyết.
Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
– Bố cục văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”: Gốm 3 phần
+ Phần 1 : Từ đầu đến “hiếu thảo như vậy” : Cảnh 2 anh em chia đồ chơi.
+ Phần 2: Từ tiếp đến “trùm lê cảnh vật” : Thủy chia tay lớp học.
+ Phần 3: Còn lại : Hai anh em chia tay nhau.
– Các phần của truyện được xếp đặt theo thứ tự thời gian, được phân biệt rạch ròi, cho nên bố cục đó là rành mạch và hợp lí.
– Tuy nhiên, câu chuyện ấy vẫn có thể dược kể theo một bố cục khác cũng được, miễn là vẫn đảm bảo yêu cầu rành mạch, hợp lí.
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Bố cục bài báo cáo của bạn học sinh đó chưa thật rành mạch và hợp lí tại vì:
– Các mục (1), (2), (3) ở thân bài chỉ mới kể lại việc học tốt chưa nói kinh nghiệm tốt.
– Mục (4) phải nói về thành tích từ kinh nghiệm học tập.
Cần bổ sung một số mục như sau:
– Phần kinh nghiệm học tập
– Phần kết bài cần có phần chốt vấn đề, kinh nghiệm học tập bạn muốn chia sẻ là gì, sau đó mới chúc hội nghị thành công
B. Kiến thức cơ bản
1. Bố cục của văn bản
– Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
– rành mạch (các phần mục phải rạch ròi, phân tách + thống nhất chặt chẽ về nội dung)
– hợp lí (trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải đạt được mục đích giao tiếp đề ra)
3. Các phần của bố cục
– Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm có 3 phần:
+ Mở bài.
+ Thân bài.
+ Kết bài.