Bài 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm (cực ngắn)

I. Hệ thống kiến thức

Những cách lập ý thường gặp của văn biểu cảm:

– Liên hệ hiện tại với tương lai

– Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại

– Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

– Quan sát, suy ngẫm

II. Những cách biểu ý thường gặp của bài văn biểu cảm

1. Liên hệ hiện tại với tương lai

– Việc liên tưởng đến tương lai nhằm khẳng định sự gắn bó mật thiết, sâu sắc của tre với đời sống của con người Việt Nam mà sắt thép, xi măng không thể thay thế được.

– Tác giả biểu cảm trực tiếp thông qua lời văn tha thiết, những câu cảm thán

2. Hồi tưởng quá khứ suy nghĩ hiện tại

– Tác giả say mê con gà đất – một món đồ chơi không thể quên trong cuộc đời mình như một kỉ niệm không thể quên trong cuộc đời

– Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cho tác giả một niềm vui kì diệu được hóa thân tnành con gà trông để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai. Từ cảm xúc ấy, tác giả mở rộng ra cảm nghĩ đối với các món đồ chơi tuổi thơ

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong muốn

   a. Trí tưởng tượng giúp người viết thể hiện tình yêu, niềm biết ơn vô hạn với cô giáo bằng cách gợi lại các ki niệm còn nhớ mãi

   b. Việc liên tưởng đã giúp tác giả thể hiện tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước.

4. Quan sát suy ngẫm

Qua đoạn văn cho thấy sự quan sát đã giúp tác giả gợi lại một cách chi tiết và chân thực bóng dáng u, khuôn mặt u, từ đó thể hiện lòng thương cảm và sự hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.

III. Luyện tập

Lập ý cho các đề văn biểu cảm

   a. Cảm xúc về vườn nhà

– Xác định bối cảnh khi suy nghĩ về khu vườn: Khu vườn ngày xưa giờ hoài niệm về nó

– Quan sát vị trí của khu vườn, miêu tả những đặc điểm về khu vườn đó.

– Sự gắn bó của khu vườn với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của gia đình mình.

– Khu vườn gợi lại bao kỉ niệm thân yêu, đầm ấm với mọi người thân trong gia đình.

– Khu vườn còn ghi lại bao chứng tích lao động của cha mẹ, ông bà…

   b. Cảm xúc về người thân:

– Xác định người thân đó là ai, còn gắn bó với mình hay đã mất

– Miêu tả đặc điểm ngoại hình và tính cách của họ

– Gợi tả lại những kỉ niệm, những ấn tượng khó quên mà mình đã có với người thân đó

– Bày tỏ tình yêu, sự quan tâm của mình đối với người thân đó.

   c. Cảm xúc về con vật nuôi (con bò, con chó, con mèo…)

– Xác định con vật nuôi đó là con gì, đang ở bên cạnh hay ở xa, đang còn hay đã mất.

– Miêu tả những đặc điểm nổi bật của loài vật đó

– Có thể miêu tả con vật đó và kể lại những kỉ niệm buồn vui, sự quan tâm chăm sóc đối với nó.

– Bày tỏ tình cảm, sự yêu quý, gắn bó của mình với loài vật đó.

   d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu:

– Xác định, hình dung mái trường thân yêu mà em đã học hay đang học. Nếu đã học thì hoài niệm về mái trường thân yêu đã học.

– Miêu tả vẻ đẹp của ngôi trường

– Gợi tả lại những kỉ niệm khó quên dưới mái trường với bè bạn, thầy cô.

– Bày tỏ tình yêu với ngôi trường.

B. Kiến thức cơ bản

1. Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể thực hiện theo các cách sau: 

– Liên hệ hiện tại với tương lai. 

– Hồi tưởng kỉ niệm, quá khứ, suy nghĩ về hiện tại. 

– Tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hứa hẹn, mơ ước tới tương lai.

– Quan sát, vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc. 

2. Tình cảm được bộc lộ trong bài văn phải chân thật, sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm, bài văn như thế mới làm cho người đọc tin và đồng cảm. 

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1081

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống