Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Soạn bài Chơi chữ (cực ngắn)
I. Hệ thống kiến thức
– Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn, thú vị
– Các lối chơi chữ: Dùng từ ngữ đồng âm, dùng cách nói gần âm, dùng cách điệp âm, dùng lối nói lái, dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
II. Thế nào là chơi chữ
1. Từ “lợi” mà bà già nói nghĩa là lợi ích, thuận lợi. Từ lợi mà thầy bói nói: phần phía dưới chân răng
2. Dựa trên hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa
3. Tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm
III. Các lối chơi chữ
1. Dựa vào hiện tượng gần âm để chơi chữ
– Danh tướng: vị tướng tài giỏi, có tài điều binh khiển tướng
– Ranh tướng: kẻ ranh mãnh, ý thơ mỉa mai, chế giễu
2. Dùng lối nói điệp âm: điệp phụ âm “m” 14 lần
3. Dùng lối nói lái: Cá đối – cối đá. Mèo cái – mái kèo
4. Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
– Sầu riêng: chỉ một loại trái cây
– Sầu riêng: nỗi buồn của riêng mình
IV. Luyện tập
Câu 1 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Những từ ngữ dùng để chơi chữ: iu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ
Đều là tên các loài rắn
Câu 2 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
– Các sự vật gần gũi nhau:
+ Thịt, mỡ, dò, nem, chả → thức ăn làm từ thịt lợn
+ Nứa, tre, trúc, hóp → thuộc từ chỉ cây cối thuộc họ tre
– Cách nói này là dùng lối chơi chữ
Câu 3 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
Câu 4 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ từ đồng âm:
– Gói cam: những quả cam
– Khổ tận cam lai: trải qua hết đau khổ, tăm tối sẽ tới những ngày sung sướng, hạnh phúc
B. Kiến thức cơ bản
1. Khái niệm chơi chữ
– Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
2. Các lối chơi chữ
– Các lối chơi chữ thường gặp là:
+ Dùng từ ngữ đồng âm
+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)
+ Dùng cách điệp âm
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
– Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố, …