Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Soạn bài Làm thơ lục bát (cực ngắn)
I. Hệ thống kiến thức
Luật thơ lục bát
– Khổ thơ lục bát gồm một câu thơ 6 tiếng, 1 câu thơ 8 tiếng, số câu trong một khổ không giới hạn.
– Mô hình thể hiện luật thơ
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | |
Câu 6 | B | T | BV | |||||
Câu 8 | B | T | BV | BV |
(B: Bằng, T: Trắc, V: vần, – Không nhất thiết theo luật bằng trắc)
II. Luật thơ lục bát
a. Cặp câu thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng. Câu 6 tiếng là câu lục, câu 8 tiếng là câu bát, vì thế gọi là thơ lục bát.
b.
Anh đi anh nhớ quê nhà
B B B T B BV
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
T B B T T BV B BV
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
T B T T B BV
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
T B T T B BV B B
c. Nếu tiếng thứ 6 là thanh trắc thì tiếng thứ 8 phải là thanh bằng, và ngược lại
d. Luật thơ lục bát
– Số tiếng: câu đầu sáu tiếng, câu sau tám tiếng.
– Vần: chữ thứ sáu câu lục vần với chữ thứ sáu câu bát và chữ thứ tám của câu bát lại vần với chữ thứ sáu của câu lục tiếp theo
– Luật bằng trắc: tiếng thứ hai thường là thanh bằng, tiếng thứ tư thường là thanh trắc. Các tiếng thứ 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc.
– Cách ngắt nhịp: Câu lục: 2/2/2 hoặc 3/3, câu bát: 2/ 2 / 2 / 2 hoặc 4/ 4 hoặc 3/5
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
– Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi như là mẹ mong
– Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp phải nên kiên trì
– Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
Trong nhà tíu tít tiếng em đọc bài
Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Các câu trên sai trong cách hiệp vần. Sửa lại:
-Vườn em cây quý đủ loài
Có cam, có quýt, có xoài, có na
– Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến nhanh mỗi ngày.
B. Kiến thức cơ bản
1. Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
2. Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm 1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng, sắp xếp theo mô hình sau đây:
B (bằng) , T (trắc) , V (vần), chưa tính đến các dạng biến thể và ngoại lệ.
Tiếng Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
6 |
– |
B |
– |
T |
– |
BV |
||
8 |
– |
B |
– |
T |
– |
BV |
– |
BV |
Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc (trong bảng đánh dấu -). Tiếng thứ hai tường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc (nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc thì tiếng thứ tư sẽ đổi thành thanh bằng). Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm). Ngược lại cũng vậy.