- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Sách giải văn 7 bài mùa xuân của tôi (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài mùa xuân của tôi sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:
Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đếnthì mới hết được người mê luyến mùa xuân): tình cảm con người với mùa xuân là quy luật tất yếu
– Phần 2 (tiếp đến bướm ra ràng mở hội liên hoan): mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân trong lòng người
– Phần 3 (còn lại): cảnh sắc trời đất Bắc bộ từ 15/1 trở đi
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 177 Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở miền Bắc trong những ngày tháng riêng, tháng mở đầu cho một năm mới
– Hoàn cảnh và tâm trang của tác giả khi viết bài này
+ Hoàn cảnh : tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả đang sống ở Sài Gòn trong vùng kiểm soát của Mỹ ngụy xa cách quê hương đất Bắc
+ Tâm trạng: nhà văn đã gửi vào trang sách tất cả nỗi niềm thương nhớ da diết về quê hương đất Bắc cùng lòng mong mỏi đất nước hòa bình thống nhất
Câu 2 (trang 177 Ngữ Văn 7 Tập 1): Bố cục của bài văn gồm 3 đoạn
– Đoạn 1 (từ đầu đến mê luyến mùa xuân): tình cảm mê luyến mùa xuân của con người là một quy luật tất yếu tự nhiên
– Đoạn 2 (từ Tôi yêu sông xanh đến mở hội liên hoan): cảnh sắc và không khí mùa xuân
– Đoạn 3 (phần còn lại): cảnh sắc riêng của trời đất mùa xuân từ khoảng sau rằm tháng riêng ở miền Bắc
Câu 3 (trang 177 Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gơi tả bằng những chi tiết hình ảnh rất đặc trưng có cả cảnh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con người:
– Thời tiết khí hậu có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông vượn lại
– Lại có cả ấm áp nồng nàn của khí xuân, hơi xuân thấm đẫm đất trời và lòng người
– Có âm thanh tiếng nhạc kêu , tiếng chèo trống, câu hát huê tình
– Khung cảnh bàn thờ gia đình với đèn nến hương trầm
– Tình cảm gia đình yêu thương thắm thiết toát lên cùng không khí xuân ấm áp nồng nàn
b. – Mùa xuân khơi gợi sức sống cho con người được nhà văn gợi tả băng nhiều hình ảnh gợi cảm và so sánh cụ thể( nhự sống của con người cũng căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai như mầm con của cây cối phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti)
– Những tình cảm trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến:
+ Mùa xuân làm bừng lên lòng yêu đời khao khát sống và yêu thương
+ Mùa xuân cùng với ngày Tết là dịp sum họp của gia đình, nó thôi thúc tình cảm gia đình gắn bó , hướng về cội nguồn tổ tiên
c. Nhân xét giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn
– Giọng điệu sâu sắc khi sôi nổi khi tha thiết tạo nên sức truyền cảm cho đoạn văn
– Ngôn ngữ được chắt lọc giàu giá trị gợi cảm
Câu 4 (trang 177 Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Không khí và cảnh sắc sau ngày rằm tháng riêng
– Cả màu sắc và không khí bầu trời mặt đất cay cỏ đều thay đổi chuyển biến
– Đào hơi phai nắng nhưng nhụy vẫn còn phong
– Cỏ không mướt xanh….lại nức một mùi hương man mác
– Trên gìan thiên lí vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm ăn
– Trên nền trời trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cách con ve mới lột….
b. Qua việc tái hiện cảnh sắc và không khí tác giả đã thể hiện sự nhạy cảm tinh tế trước cảnh sắc thiên nhiên
– Tác giả am hiểu tường tận thiên nhiên nặng lòng yêu thiên nhiên
– Biết trân trọng sự sống và tận hưởng cuộc sống
Câu 5 (trang 178 Ngữ Văn 7 Tập 1): Cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút của tác giả:
– Cảnh sắc mùa xuân miền Bắc vừa bao quát vừa cụ thể lại đặc biệt gợi cảm
– Chúng lại mang những nét riêng đặc sắc được tái hiện tài tình
– Mùa xuân miền Bắc có mưa riêu riêu gió lành lạnh có cái ấm áp của mùa xuân
⇒ Tình yêu da diết với quê hương đất nước
Luyện tập
Bài 2(trang 178 Ngữ Văn 7 Tập 1): Một số đoạn văn thơ hay về mùa xuân
Cảnh ngày xuân
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Bài 3(trang 178 Ngữ Văn 7 Tập 1): Đoạn văn tham khảo
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Mùa hè trên quê em thật yên bình biết bao!