Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (cực ngắn)
Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
Đây là tác phẩm tưởng tượng, hư cấu bởi thực tế sau khi Va-ren sang Đông Dương cũng không có chuyện gặp Phan Bội Châu ở Hỏa Lò, Hà Nội
Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
a. Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu
b. Thực chất, đây là lời hứa dối trá để trấn an dư luận ở Pháp và ở Đông Dương khi nhân dân đang đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu
Cụm từ nửa chính thức hứa và câu hỏi của tác giả giả cho thấy sự ngờ vực pha lẫn phủ định lời hứa của Va-ren
Câu 3 (trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
a. Tác giả đã dành một khối lượng từ ngữ lớn để khắc họa tính cách của Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, thì lấy sự im lặng. Dụng ý: tạo ra sự đối lập trong tính cách của hai nhân vật.
b. Hình ảnh của Va-ren:
– Động cơ: Muốn xoa dịu dư luận, dụ dỗ Phan Bội Châu phản quốc
– Tính cách: Nham hiểu, giả dối
– Bản chất: Là tên phản quốc, đê tiện, thâm độc
c. Hình ảnh Phan Bội Châu
– Khí phách: anh hùng, bản lĩnh, kiên cường
– Tư thê: hiên ngang
Câu 4 (trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
– Nếu dừng lại ở đó, câu chuyện sẽ kém thú vị, hấp dẫn và ý nghĩa của câu chuyện sẽ giảm đi rất nhiều .
– Ý nghĩa của đoạn kết:
+ Làm cho câu chuyện trở nên khách quan hơn
+ Thể hiện sự kinh bỉ tột độ của Phan Bội Châu đối với Gia-ve
+ Cho thấy thái độ cứng cỏi, bản lĩnh kiên cường của người anh hùng Phan Bội Châu
Câu 5 (trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
– Câu T.B (tái bút), với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai nói về hành động đối phó mạnh mẽ của Phan Bội Châu: nhổ vào mặt Va-ren. Đối phó với kẻ thù nếu chỉ im lặng dửng dưng thôi thì chưa đủ, có khi còn phải nhổ vào mặt nó.
– Sự kết hợp này khiến cho câu chuyện kết thúc bất nhờ hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố bịch vừa hài hước của Va-ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu.
Câu 6 (trang 94 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
– Va-ren: Gian trá, lố bịch, mưu mô, xảo quyệt, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương
– Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc
Luyện Tập
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
– Thái độ của tác giả với Phan Bội Châu: Yêu quý, nể phục, kính trọng.
– Biết được điều đó qua cách miêu tả đối lập với Va-ren
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
“Những trò lố” là những trò bịp bợm, lố bịch của Va-ren diễn trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu, để rồi cuối cùng chuốc lấy thất bại và sự khinh bỉ của người tù cách mạng
B. Tác giả
– Nguyễn Ái Quốc (1890-1969), là tên gọi rất nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1925.
– Quê: làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí và tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925.
– Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới.
– Sự nghiệp sáng tác: Người sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu,…
+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…
C. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.
b. Thể loại : Truyện ngắn
c. Phương thức biểu đạt : tự sự + miêu tả + biểu cảm
d. Tóm tắt
“Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren, tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu, hiện là một người tù bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Nhưng với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy.
e. Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (từ đầu đến “vẫn bị giam trong tù”): Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu.
– Phần 2 (tiếp đó đến “không hiểu Phan Bội Châu”): Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
– Phần 3 (còn lại): Thái độ của Phan Bội Châu qua lời của các nhân chứng.
g. Ngôi kể : ngôi thứ 3
h. Ý nghĩa nhan đề:
– Đây là vế đầu của của câu thành ngữ : “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Chỉ thái độ vô trách nhiệm, vì tiền bạc mà coi thường sinh mạng con người của một số thầy thuốc, thầy bói trong xã hội xưa.
– Nhan đề đã phản ánh được thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu với nhân dân trong cảnh khốn cùng.
– Nhan đề gợi được trí tò mò, gây hứng thú cho người đọc.
i. Giá trị nội dung và nghệ thuật
– Giá trị nội dung:
“Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
– Giá trị nghệ thuật
+ Sử dụng triệt để biện pháp tương phản, đối lập nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập.
+ Lựa chọn các chi tiết miêu tả độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng.
+ Sáng tạo hình thức ngôn ngữ độc thoại.
+ Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh.
+ Giàu khả năng liên tưởng, hư cấu.