Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) (cực ngắn)
Câu 1 (trang 192 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
– Nội dung 2 câu thơ của Nguyễn Trãi: tấm lòng ưu ái lo cho nước, thương yêu dân của tác giả.
– Hình thức thể hiện
+ Đều dùng thể thơ lục bát, phương thức biểu hiện kể, tả
+ Câu thơ thứ nhất biểu cảm trực tiếp, câu thơ thứ hai biểu cảm gián tiếp qua cách nói ẩn dụ
Câu 2 (trang 192 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh | Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê | |
---|---|---|
Hoàn cảnh | Người ở xa quê vọng nhớ về quê trong một đêm trăng | Bị coi là khách ngay tren que h ương m ình sau khi gần cả đời người cách xa mới trở về. |
Cách thể hiện |
– Dùng ánh trăng để thể hiện tình cảm nhớ quê thao thức nhìn văn và nhìn trăng càng khiến tác giả nhớ quê. – Giọng điệu trữ tình và sâu lắng. |
– Miêu tả cái đổi và cái không đổi để thể hiện tấm lòng tha thiết với quê hương. – Giọng điệu vừa hóm hỉnh vừa ngậm ngùi |
Câu 3 (trang 192 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
– Tương đồng: về cảnh vật (đêm trăng, thuyền, dòng sông)
– Khác biệt:
Tiêu chí | Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều | Rằm tháng giêng |
---|---|---|
Chủ thể trữ tình | Lữ khách không ngủ vì buồn xa xứ | Chiến sĩ vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng |
Sắc thái biểu hiện | Nói về cảnh thanh tĩnh và u tối | Cảnh sống động, trong sáng |
Câu 4 (trang 192 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Lựa chọn câu đúng: b, c, e
B. Kiến thức cơ bản
– Cần nắm được các vấn đề khi ôn tập về tác phẩm trữ tình:
+ Nội dung: biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống, thể hiện tình cảm, ước mơ, nguyện vọng của nhân dân,…
+ Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả, nghị luận, ….
+ Thể loại: Thơ, ca dao, tùy bút,…
+ Các yếu tố cần chú ý khi phân tích: Ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nhịp điệu, thể thơ, ….