Bài 19

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Soạn bài Rút gọn câu (cực ngắn)

Câu 1 (trang sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

– Các câu (b), (c) là những câu rút gọn.

– Rút gọn thành phần chủ ngữ.

– Rút gọn câu như vậy làm cho câu ngắn gọn hơn. Ngụ ý hành động, nguyên tắc ứng xử trong câu là của chung mọi người nên có thể rút gọn câu

Câu 2 (trang sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Văn bản Câu rút gọn Câu khôi phục
A

– Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

– Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

– Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

– Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

B

– Đồn rằng quan tướng có danh,

– Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

– Ban khen rằng: “Ấy mới tài”

– Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

– Đánh giặc thì chạy trước tiên.

– Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

– Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

– Người ta đồn rằng quan tướng có danh.

– Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

– Vua ban khen rằng: “Ấy mới tài”

– Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

– Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên.

– Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

– Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

Thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn bởi đây là thể loại yêu cầu diễn đạt xúc tích, có quy định về số câu, số chữ.

Câu 3 (trang sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

– Hai người hiểu nhầm nhau tại vì khi trả lời vị khách, cậu bé đã dùng câu rút gọn khiến vị khách hiểu sai ý.

– Qua câu chuyện này, cần rút ra một bài học: phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn vì dùng không đúng cổ thể gây hiểu lầm.

Câu 4 (trang sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là đó là những câu rút gọn quá mức của anh chàng phàm ăn khiến câu nói cộc lốc, không thể hiểu được nội dung

B. Kiến thức cơ bản

1. Khi nói hoặc viết, có thể lược bớt một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm mục đích như sau :

a) Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

Ví dụ :

– Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

(Nguyễn Công Hoan)

Thành phần vị ngữ “đuổi theo nó” được lược bỏ ở câu sau.

– Bao giờ cậu đi Hà Nội ?

– Ngày mai.

Câu đầy đủ là “Ngày mai mình đi Hà Nội”. Như vậy, câu trả lời đã lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ.

b) Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

Ví dụ :

– Học ăn, học nói, học gói, học mở. (1)

– Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở. (2)

Câu (1) vắng chủ ngữ. Chủ ngữ có thể là : “chúng ta”, “nhân dân ta”, “người Việt Nam”… Chủ ngữ trong câu (1) có thể được lược bỏ bởi câu tục ngữ này đưa ra một lời khuyên cho mọi người hoặc nêu một nhận xét chung về đặc điểm của người Việt Nam ta.

2.Khi rút gọn câu, cần chú ý :

a) Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

Ví dụ : Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

Viết như vậy, dễ bị hiểu là : “Sân trường chạy loăng quăng. Sân trường nhảy dây. Sân trường chơi kéo co”.

Nên sửa lại là : “… Sân trường thật đông vui. Chúng em chạy loăng quăng. Nhảy dây. Kéo co”.

b) Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

Ví dụ :

– Con ngoan quá ! Bài nào được điểm 10 thế ? (1)

Bài kiểm tra Toán. (2)

Câu (2) là câu rút gọn. Trong văn cảnh này, việc rút gọn câu như trên làm cho câu trả lời của đứa con trở thành thiếu lễ phép với mẹ.

Nên sửa lại, thêm từ “ạ” cuối câu trả lời của người con: “Bài kiểm tra Toán ạ.”

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1049

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống