Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Soạn bài Sống chết mặc bay (cực ngắn)
Tóm tắt Sống chết mặc bay
Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
Chia làm 3 đoạn:
– Đoạn 1 (từ đầu … khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ
– Đoạn 2 (tiếp… điếu mày): Sự vô trách nhiệm, mất nhân tính của bọn quan lại
– Đoạn 3 (còn lại): Đê vỡ nhân dân sa vào cảnh lầm than
Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
a. Hai mặt tương phản:
– Một bên là cảnh dân làng đang vật lộn với mưa gió để hộ đê thật thảm thương.
– Một bên là cảnh quan phủ cùng bọn nha lại ung dung bài bạc bỏ mặc dân chúng
b. Phân tích:
– Cảnh người dân vật lộn với mưa gió:
+ Trời mưa tầm tã, nước sông dâng cao, đê đang bị lở, người dân đang đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm trong biển nước
+ Hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ ra sức giữ gìn
+ Kẻ thuổng, người quốc, kẻ đội đất kẻ vác tre nào đắp nào cừ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
– Cảnh bọn quan lại nhàn hạ ung dung:
+ Quan ngồi trong đình cao ráo, vững chãi, đánh tổ tôm
+ Trong đình uy nghi, sa hoa có người hầu kẻ hạ
+ Quan chỉ quan tâm đánh bạc không thèm quan tâm đến cảnh dân chúng ngoài kia.
c. Hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê:
– Chỗ ở: Trong đình cao ráo, an toàn, uy nga, đường bệ
– Điều kiện sinh hoạt: Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài.
– Cách ngồi, tư thế: Ung dung, nhàn hạ, hưởng thụ
– Giọng điệu: Oai hách, gắt gỏng khi có người vào báo tình hình, quát tháo khi có người báo tin đê vỡ, vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ
Đó là tên quan tham lam, độc ác vô trách nhiệm, vô nhân tính
d. Dụng ý của tác giả
+ Cảm thông, xót thương cho số phận của những người dân nhỏ bé
+Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
a. Trời mỗi lúc mưa một to, nước sông dâng, các khúc đê bị lở ngày càng nhiều, tiếng trống, tiếng ốc, tiếng người gọi nhau sang hộ mỗi lúc thêm ầm ĩ, sức người mỗi lúc một kiệt, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đê vỡ.
b. Tên quan phụ mẫu mê tỏ tôm mà không ra chỉ đạo dân chúng hộ đê, mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì. Đến khi có người dân phu vào báo tin đê vỡ, vẫn thờ ơ, lại lên giọng quát nạt bọn tay chân, và rồi quay lại tiếp tục đánh tổ tôm cho đến lúc sung sướng khi ù được một ván lớn.
c. Sự kết hợp giữa hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã:
– Vạch trần tâm địa xấu xa, vô nhân đạo của tên quan phụ mẫu, lên án gay gắt bọn quan lại lòng lang dạ thú
– Bày tỏ niềm cảm thương trước sự khốn khổ của nhân dân ta do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền gây nên.
Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
– Giá trị hiện thực:
+ Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị tham lam, vô trách
+ Phản ánh những uất ức, khổ cực đau đớn của nhân dân
– Giá trị nhân đạo
+ Tố cáo, lên án bọn quan lại vô trách nhiệm, vô nhân tính
+ Cảm thông, xót thương với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên nhiên.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ: là một trong những truyện ngắn đầu tiên viết bằng chứ quốc ngữ
+ Nhân vật: Nhân vật bắt đầu có tính cách
+ Sử dụng thành công biện pháp tương phản và tăng cấp.
Luyện Tập
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
Hình thức ngôn ngữ | Có | Không |
Ngôn ngữ tự sự | X | |
Ngôn ngữ miêu tả | X | |
Ngôn ngữ biểu cảm | X | |
Ngôn ngữ người kể chuyện | X | |
Ngôn ngữ nhân vật | X | |
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm | X | |
Ngôn ngữ đối thoại | X |
Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):
– Ngôn ngữ đối ngoại trên cho thấy: Đây là một viên quan phong kiến hống hách, chỉ biết hưởng thụ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, lòng lang dạ thú.
– Như vậy ngôn ngữ nhân vật phản ánh được những nét về tính cách nhân vật.
B. Tác giả
– Phạm Duy Tốn (1883 – 1924)
– Quê làng Phượng Vũ, Thường Tín, Hà Tây (nay là Hà Nội).
– Ông đã từng làm việc ở toà Thông sứ Bắc Kỳ, Ngân hàng Đông Dương, sau thôi làm công chức, ra viết báo – là cộng tác viên của tờ báo Nam Phong, Đông Dương, Trung Bắc Tân văn, Lục tỉnh tân văn, Thực nghiệp dân báo…
– Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng đầu thế kỉ XX.
– Là nhà văn có lòng nhân đạo sâu sắc.
– Tác phẩm tiêu biểu: Bực mình hay Câu chuyện thương tâm (1914); Sống chết mặc bay (1918); Con người sở khanh (1919); Nước đời lắm nỗi (1919); Tiếu lâm An Nam (1924)
C. Tác phẩm
a. Xuất xứ: In trong tạp chí Nam Phong, số 18 tháng 12/1918, viết bằng chữ quốc ngữ.
b. Thể loại: Truyện ngắn hiện đại.
c. Phương thức biểu đạt : tự sự + miêu tả + biểu cảm
d. Tóm tắt
Truyện xảy ra ở Bắc Bộ, gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà lên cao, khúc đê tại làng X, phủ X đang phải đối mặt với nguy cơ bị vỡ. Họ đang cố gắng hết sức để cứu con đê, bảo toàn tính mạng và cuộc sống của mình. Trong khi ấy, trong đình cao mà vững chãi, những người có trách nhiệm hộ đê là quan phủ và các chức sắc đang ăn chơi, hưởng lạc, say mê ván bài tổ tôm, lãng quên đám con dân đang cực khổ trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Và đúng lúc quan sung sướng vì ù ván bài to nhất cũng là lúc đê vỡ, dân chúng lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”, xiết bao thảm sầu.
e. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “khúc đê này hỏng mất”: nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
– Phần 2: Tiếp theo đến “Điếu, mày!”: cảnh quan phủ và nha lại đi hộ đê.
– Phần 3: Còn lại: Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
g. Ngôi kể : ngôi thứ 3
h. Ý nghĩa nhan đề:
– Đây là vế đầu của của câu thành ngữ : “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Chỉ thái độ vô trách nhiệm, vì tiền bạc mà coi thường sinh mạng con người của một số thầy thuốc, thầy bói trong xã hội xưa.
– Nhan đề đã phản ánh được thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu với nhân dân trong cảnh khốn cùng.
– Nhan đề gợi được trí tò mò, gây hứng thú cho người đọc.
i. Giá trị nội dung và nghệ thuật
– Giá trị nội dung:
+ Giá trị hiện thực: Phản ánh bản chất ăn chơi hưởng lac,vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi thống khổ của người dân đương thời.
+ Giá trị nhân đạo: lên án những thế lực cầm quyền tàn bạo và xót thương cho số phận điêu đứng của nhân dân.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật tương phản
+ Nghệ thật tăng cấp
+ Ngôn ngữ truyện sinh động, kêt hợp miêu tả và biểu cảm.
+ Các biện pháp tu từ như so sánh, liệt kê… → truyện hấp dẫn, ấn tượng.