Bài 21

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng việt (cực ngắn)

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Văn bản gồm 2 phần:

– Phần 1 (từ đầu đến “qua các thời kì lịch sử”): Khẳng định tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp, là niềm tự hào của người Việt Nam.

– Phần 2 (đoạn còn lại): Những minh chứng chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

– Câu mở đầu khẳng định giá trị, vị thế của tiếng Việt

– Vế thứ hai, giải thích ngắn gọn nhận định ấy:

   + Tiếng Việt giàu: âm hưởng, thanh điệu, cách đặt câu

   + Tiếng Việt đẹp: Diễn đạt được tình cảm, tư tưởng con người, thỏa mãn đời sống văn hóa qua các thời kì

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

– Các chứng cứ:

   + Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp ở mặt ngữ âm.

   + Ý kiến của một người nước ngoài: ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói, nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ nước ngoài.

   + Hệ thống nguyên âm và phụ âm giàu thanh điệu, phong phú

   + Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

   + Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa.

– Cách sắp xếp dẫn chứng: Trực tiếp và gián tiếp

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

   Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:

– Ngữ âm: Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và nó lại còn vô cùng giàu thanh điệu

   VD: Khi nói đên một sự hài hòa về thanh điệu, sự phong phú về mặt ngôn từ trong Truyện Kiều hoặc trong Chinh phụ ngâm hay trong tác phẩm thơ của Tố Hữu…

– Từ vựng: Luôn luôn dồi dào giá trị thơ ca, giá trị nhạc, họa nó dường như cũng đã lại gợi hình ảnh và chứa được cả nhạc điệu trong đó.

   VD: Tác giả Đặng Thai Mai cũng đã tinh tế khi đã làm nổi bật sự giàu có của tiếng Việt bằng việc sáng tạo từ ngữ mới để có thể phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội.

– Ngữ pháp: Tiếng Việt của chúng ta sở hữu một hệ thống ngữ pháp vô cùng uyển chuyển, nhịp nhàng.

   VD: Sử dụng nhiều kiểu câu trong văn bản: câu đơn, câu ghép, câu rút gọn, câu đặc biệt,…

Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

– Phương thức nghị luận đa dạng: Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.

– Lập luận chặt chẽ: đưa nhận định ngay ở phần mở bài, tiếp đó giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.

– Các dẫn chứng được dẫn khá toàn diện, bao quát, không sa vào những dẫn chứng quá cụ thể, tỉ mỉ.

Luyện Tập

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

– “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sống của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta… Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói…”

      (Phạm Văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt).

– “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đến mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xã hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao…”

      (Xuân Diệu – Tâm sự với các em về tiếng Việt).

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

VD1:    Thân gầy guộc, lá mong manh

   Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

   Ở đâu tre cũng xanh tươi

   Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

      (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

VD2:    Chú bé loắt choắt,

   Cái xắc xinh xinh,

   Cái chân thoăn thoắt,

   Cái đầu nghênh nghênh.

      (Lượm – Tố Hữu)

VD3:    Một cây làm chẳng nên non

   Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

   (Tục ngữ)

VD4:    Ông trời

   Mặc áo giáp đen

   Ra trận

   Muôn nghìn cây mía

   Múa gươm

      (Mưa – Trần Đăng Khoa)

VD5: Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

      (Sông nước Cà Mau)

B. Tác giả

– Đặng Thai Mai (1902-1984) 

– Quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

– Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín.

– Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học.

– Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn.

– Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 

– Tác phẩm chính: “Văn học khái luận” (nghiên cứu, 1994); “Triết học phổ thông” (nghiên cứu, 1949); “Giảng văn Chinh phụ ngâm” (chú giải, bình giảng, 1950); “Văn thơ Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX” (nghiên cứu, 1961); “Trên đường học tập và nghiên cứu” (nghiên cứu, phê bình, 3 tập, 1959; 1969; 1970); “Hồi kí” (1985)… Ngoài ra, ông còn dịch và giới thiệu nhiều tác phẩm nước ngoài.

C. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

– Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc” in lần đầu năm 1967, được bổ sung và đưa vào “Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II” 

– Nhan đề “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” do người biên soạn sách đặt. 

b. Thể loại: Bài nghiên cứu 

c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 

d. Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (từ đầu đến “qua các thời kì lịch sử”): Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt.

– Phần 2 (còn lại): Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt.

e. Giá trị nội dung và nghệ thuật

– Giá trị nội dung: 

+ Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. 

– Giá trị nghệ thuật: 

+ Kết hợp khéo léo lập luận giải thích, chứng minh và bình luận. 

+ Lập luận chặt chẽ. 

+ Dẫn chứng phong phú, bao quát toàn diện. 

+ Câu văn mạch lạc, trong sáng, sử dụng nhiều biện pháp mở rộng câu. 

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 957

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống