Bài 11

Sách giải văn 7 bài từ đồng âm (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài từ đồng âm sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:

I. Thế nào là từ đồng âm?

1. Giải thích nghĩa của từ lồng

– Câu 1: lồng có nghã là hằng lên chạy càn nhảy càn

– Câu 2: lồng có nghĩa là đồ dùng đan bằng tre nứa dùng để nhốt vật nuôi

2. Nghĩa của các từ lồng khác xa nhau không liên quan tới nhau

II. Sử dụng từ đồng âm

1. Nhờ ngữ cảnh của câu văn mà ta phân biệt được nghĩa của các câu văn trên

2. Câu văn : Đem cá về kho nếu tách riêng ra khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo hai nghĩa khác nhau do hiện tượng đồng âm của từ kho

Kho có nghĩa là hoạt động một cách chế biến thức ăn

Kho với nghĩa là cái kho để chứa cá

* Để câu văn đơn nghĩa người viết cần thêm vào một số từ như sau

– Đem cá về mà kho

– Đem cá về kho mà để

3. Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần chú ngữ cảnh giao tiếp

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 136 Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm từ đồng âm

    + thu: mùa thu, thu nhập

    + cao: cao thấp, cao tay, cao dán

    + ba: ba má, ba tiêu, ba lá, ba hoa

    + tranh: tranh giành, nhà tranh, tranh ảnh

    + sang: sang trọng, sang sông

    + nam : nam nhi, phía nam

    + sức: sức lực, phục sức

    + nhè: khóc nhè, nhè nhẹ

    + tuốt: tuốt kiếm, tuốt tuột

    + môi: son môi

Bài 2 (trang 136 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ:

– Một bộ phận trên cơ thể: hươu cao cổ, khănn quàng cổ,

– Chỉ các bộ phận của các vật dụng đồ dùng có nét tương đồng với nghĩa gốc: cổ áo, cổ chai, cổ lọ,….

Mối liên quan giữa các nghĩa của danh từ cổ là do hiện tượng chuyển nghĩa của từ

b. Từ đồng âm với danh từ cổ là tính từ cổ có nghĩa khác xa không liên quan tới danh từ cổ

Bài 3 (trang 136 Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu

– Chúng tôi ngồi vào bàn bàn bạc kế hoạch ngày mai

– Con sâu lẩn sâu vào bụi rậm

– Năm nay cháu tròn năm tuổi

Bài 4 (trang 136 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Anh chàng trong câu chuyện trên đã dùng từ đồng âm để không trả lại các vạc cho người hàng xóm ( vạc – con vạc, cái vạc; đồng- kim loại đồng, đồng ruộng)

– Nếu là viên quan em sẽ hỏi anh chàng rằng: Anh ta mượn vạc để làm gì?

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 992

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống