Bài 10

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Soạn bài Từ trái nghĩa (cực ngắn)

I. Hệ thống kiến thức

– Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau: Trắng – đen, phải – trái, đẹp – xấu,…

– Từ trái nghĩa dùng trong thể đối, trong việc xây dựng các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói sinh động

II. Thế nào là từ trái nghĩa

a. Các cặp từ trái nghĩa: ngẩng – cúi (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh); trẻ – già, đi – trở lại (Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê).

b. Trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già là non (rau non, cau non)

III. Sử dụng từ trái nghĩa

a. Việc dùng từ trái nghĩa trong hai bài thơ dịch trên có tác dụng:

– Thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ (Ngẩng đầu – cúi đầu: hai hành động trái ngược nhau),

– Làm nổi bật sự thay đổi ở hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời người, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa (đi trẻ – về già. Hai hình ảnh, hai hành động tương phản)

Từ trái nghĩa nhằm nhấn mạnh suy tư, cảm xúc trong lòng các tác giả.

b. Một số thành ngữ:

– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

– Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay

Các từ trái nghĩa được sử dụng với mục đích tạp ra sự tương phản, gây ấn tượng mạnh, khiến lời nói thêm sinh động.

IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Các cặp từ trái nghĩa: Lành – rách; giàu- nghèo; ngắn – dài; đêm- ngày; sáng – tối

Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Từ Các cặp từ trái nghĩa
Tươi

Cá tươi – Cá ươn

Hoa tươi – Hoa héo

Yếu

Ăn yếu – Ăn khỏe

Học lực yếu – Học lực giỏi

Xấu

Chữ xấu – Chứ đẹp

Đất xấu – Đất tốt

Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

– Chân cứng đá mềm

– Có đi có lại

– Gần nhà xa ngõ

– Mắt nhắm mắt mở

– Chạy sấp chạy ngửa

– Vô thưởng vô phạt

– Bên trọng bên khinh

– Buổi đực buổi cái

– Bước thấp bước cao

– Chân ướt chân ráo

Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Quê hương là mảnh đất ta sinh ra, là cội nguồn của mỗi con người. Dù đó là vùng đất giàu hay nghèo thì nó vẫn mãi là chốn chúng ta ước ao được quay về. Với tôi, không gì có thể sánh được với mảnh đất quê hương thân thương. Đây là nơi có tiếng nói của cha, có nụ cười của mẹ, có những kỉ niệm nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Tôi nhớ biết bao những buổi chiều được cùng bạn bè ra đê thả diều, được thả mình dưới dòng sông trong mát ngọt lành, được nằm trên lưng trâu mà ngủ. Tôi yêu lắm mảnh đất quê mình, dù có đi đâu xa thì quê hương vẫn sẽ sống mãi trong lòng tôi.

   

B. Kiến thức cơ bản

1. Khái niệm từ trái nghĩa 

– Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ: 

+ ngẩng – cúi 

+ trẻ – già, đi – trở lại

– Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. 

Ví dụ:  Già (rau già, cau già) >< non (rau non, cau non)

2. Sử dụng từ trái nghĩa 

– Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. 

Ví dụ: 

+ Hẹp nhà rộng bụng

+ Lên thác xuống ghềnh

+ Bảy nổi ba chìm

+ Trên kính dưới nhường

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1138

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống