Bài 19

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội (cực ngắn)

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu câu tục ngữ

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Câu Nghĩa câu tục ngữ Giá trị câu tục ngữ Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện
1 Con người quý giá hơn tiền bạc Đề cao giá trị con người Răn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân
2 Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người Rèn luyện con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân
3 Dù khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, lương thiện giáo dục con người ta lòng tự trọng. Răn con người nên không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn.
4 Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa Học cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người.
5 Muốn nên người cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảo Coi trọng vị thế, vai trò của người thầy trong giáo dục Khuyên con người biết lễ nghĩa, tôn kính thầy cô
6 Đề cao việc học từ những người gần gũi thân thuộc như bạn bè Không chỉ học ở thầy cô mà cần học ở bạn bè, những người xung quanh Sự học không chỉ bó hẹp ở người thầy.
7 Phải biết yêu thương người khác như yêu bản thân mình Đề cao cách ứng xử nhân ái. Giáo dục con người biết yêu thương, vị tha
8 Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành Phải biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụ Nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa
9 Nhiều cá thể gộp lại sẽ tổng hợp được sức mạnh làm việc lớn Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết Giáo dục về lối sống tập thể, tránh những tiêu cực cá nhân

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

– So sánh:

   + Giống nhau: Đề cao việc việc học hỏi người khác trong quá trình học tập.

   + Khác: “Không thầy đố mày làm nên” – khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục, “học thầy không tày học bạn” – khẳng định vai trò của việc học bạn

– Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Tại vì: Việc đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn không hạ thấp việc học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi.

– Một vài ví dụ: Máu chảy ruột mềm, bán anh em xa mua láng giềng gần, có mình thì giữ,…

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

– Diễn đạt bằng cách so sánh: Học thầy không tày học bạn: quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”

– Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: ẩn dụ ngựa – nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng là con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.

– Dùng từ và câu có nhiều nghĩa: Cái răng, cái tóc là góc con người: răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung – hình thức nói lên lối sống, phẩm cách.

Luyện Tập

Sưu tầm:

– Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

– Máu chảy ruột mềm

– Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.

– Trọng của hơn trọng người

– Ăn cháo đá bát

B. Kiến thức cơ bản

1. Bố cục 

– 3 câu đầu: Tục ngữ về phẩm chất, giá trị con người.

– 3 câu tiếp: Tục ngữ về học tập, tu dưỡng.

– 3 câu cuối: Tục ngữ về quan hệ ứng xử.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

a. Giá trị nội dung 

Những câu tục ngữ về con người và xã hội thường hướng tới 2 mục đích chính như sau: 

– Tôn vinh những phẩm chất cao đẹp và ngợi ca giá trị của con người. 

– Đưa ra những lời khuyên, những bài học và phương cách ứng xử trong đời sống. 

b. Giá trị nghệ thuật

– Ngắn gọn. 

– Sử dụng nhiều hình ảnh, nhiều so sánh, ẩn dụ phong phú có sức biểu đạt lớn. 

3. Ý nghĩa

– Việc nắm vững các câu tục ngữ về con người và xã hội giúp chúng ta biết sống một cách hài hòa, đối nhân xử thế hợp lí hơn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 920

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống