- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Sách giải văn 7 bài từ đồng nghĩa (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài từ đồng nghĩa sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:
I. Kiến thức cơ bản
– Từ đồng nghĩa: những từ giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
– Các từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp, khi nói và viết cần chọn các từ đồng nghĩa thể hiện đúng thực tế khách quan, sắc thái biểu cảm.
– Phân loại: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
II. Bài tập vận dụng
Bài 1:
Tìm các từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau:
Nhà thơ, loài người, người xem, người nghe, cùng năm, cùng quê, nước ngoài.
Gợi ý trả lời:
Từ thuần Việt | Từ Hán Việt |
Nhà thơ | Thi nhân |
Loài người | Nhân loại |
Người xem | Khán giả |
Người nghe | Thính giả |
Cùng năm | Đồng niên |
Cùng quê | Đồng hương |
Nước ngoài | Ngoại quốc |
Bài 2:
Chữa lỗi dùng từ sai trong các ví dụ sau:
– Triển lãm có trình bày nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của các họa sĩ nổi tiếng.
– Trong xã hội hiện nay có nhiều người sống ích kỉ, không biết giúp đỡ, bao che cho những người yếu thế.
Gợi ý trả lời:
Từ dùng sai từ trình bày, thay bằng từ “trưng bày”
Từ dùng sai từ bao che, thay bằng từ “bao bọc”
Bài 3:
Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ sau:
– Chết, toi, từ trần
– Ăn, chén, xơi
– Vợ, phu nhân
Gợi ý trả lời:
– Chết: sắc thái nghĩa trung tính
+ Toi: sắc thái nghĩa suồng sã
+ Từ trần: sắc thái nghĩa trang trọng
– Ăn: sắc thái nghĩa trung tính
+ Chén: sắc thái nghĩa suồng sã
+ Xơi: sắc thái nghĩa trang trọng
– Vợ: sắc thái nghĩa trung tính
+ Phu nhân: sắc thái nghĩa trang trọng