Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Sách giải văn 7 bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:
I. Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu?
Câu 1:
Các cụm danh từ là: những tình cảm ta không có và những tình cảm ta sẵn có.
Câu 2: Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được:
Phụ ngữ trước | Trung tâm | Phụ ngữ sau |
---|---|---|
những | tình cảm | ta không có |
những | tình cảm | ta sẵn có |
Có thể xem hai phụ ngữ ta không có và ta sẵn có là những cụm chủ – vị. Nòng cốt của câu (chủ ngữ Văn chương và vị ngữ gây cho ta…) được mở rộng bằng hai cụm danh từ, trong đó có những cụm chủ – vị tham gia cấu tạo cụm danh từ. Điều này là bình thường, khi viết người ta có thể dùng cụm chủ – vị làm thành phần câu hoặc làm thành phần của cụm từ.
II. Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu
Xác định cụm C- V:
(a)
Chị Ba đến / khiến tôi rất vui và vững tâm. C V
Trong đó:
Chị Ba / đến C V tôi / rất vui và vững tâm C V
(b)
Khi ... chiến, nhân dân ta / tinh ... hái. TN C V
Trong đó:
tinh thần / rất hăng hái C V
(c)
Chúng ta / có thể nói ... lá sen. C V
Trong đó:
trời / sinh lá sen để bao bọc cốm C V trời / sinh cốm nằm ủ trong lá sen C V
(d)
...phẩm... Việt / chỉ... đảm / từ... công. C V T
Trong đó:
Cách mạng tháng Tám / thành công C V
– (a): Chủ ngữ là 1 cụm chủ – vị, vị ngữ có 1 cụm chủ – vị là phụ ngữ trong cụm động từ;
– (b): Vị ngữ là 1 cụm chủ vị;
– (c): Vị ngữ là cụm động từ. Trong cụm động từ ấy phụ ngữ là 2 cụm chủ – vị;
– (d): Trạng ngữ là cụm danh từ, trong đó phụ ngữ cho danh từ là cụm chủ – vị.
III. Luyện tập
Câu 1: Xác định thành phần cấu tạo của các câu dưới đây:
a.
– Trạng ngữ: Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ những người… mới định được, Trạng ngữ có một cụm chủ vị là phụ ngữ trong cụm danh từ:
– Chủ ngữ: người ta
– Vị ngữ: gặt mang về.
b.
– Chủ ngữ: Trung đội trưởng Bính
– Vị ngữ: khuôn mặt đầy đặn.Vị ngữ là 1 cụm chủ vị:
c.
– Trạng ngữ: Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen Trạng ngữ là một cụm danh từ có cụm chủ – vị làm phụ ngữ.
– Chủ ngữ: chúng ta
– Vị ngữ: thấy hiện ra từng lớp…, không có mảy may một chút bụi nào.Vị ngữ có một cụm chủ – vị làm phụ ngữ trong cụm động từ.
d.
– Chủ ngữ: Bỗng một bàn tay đập vào vai : Cụm chủ – vị làm chủ ngữ, cụm chủ – vị làm phụ ngữ trong cụm động từ vị ngữ. (Bỗng một bàn tay: chủ ngữ; đập vào vai: vị ngữ
– Vị ngữ: khiến hắn giật mình.