Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng
Soạn bài: Bạch tuộc – Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên SachGiaiBaiTap)
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 60 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
– Khi đọc truyện khoa học viễn tưởng, các em cần chú ý:
+ Tác giả viết về ai, về sự kiện (đề tài) gì?
+ Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời?
+ Những yếu tố nào cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyền truyền thuyết, cổ tích?
– Đọc trước đoạn trích Bạch thuộc và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Giuy Véc-nơ, một trong những người được coi là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
– Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai, bạch tuộc cũng chỉ mới được một số người đi biển bắt gặp. Nội dung sau đây tóm tắt bối cảnh của đoạn trích:
Giáo sư A-rôn-nác cùng anh bạn giúp việc vui tính Công-xây (Conseil) là những người say mê khám phá sinh vật biển. Họ đã quyết định khám phá bí mật của quái vật biển. Được sự giúp đỡ của anh chàng thợ săn cá voi siêu hạng Nét Len (Ned Land), họ đã sẵn sàng cho một cuộc đi săn mà không biết có bao điều nguy hiểm đang chờ đợi mình ở phía trước. Rồi bất ngờ, ba người bị bắt làm tù binh trên chiếc tàu của thuyền trưởng Nê-mô. Bất đắc dĩ, họ phải tham gia chuyển hành trình trên biển dài ngày. Một thế giới kì thủ của đại dương đã hiện ra cùng cuộc phiêu lưu của đoàn thám hiểm và thuyền trưởng Nê-mô: tham gia chuyến đi săn dưới đáy biển, thoát khỏi cá mập nguy hiểm, chạy trốn những người thổ dân, khai thác kim cương dưới đáy biển, khám phá nhiều vùng đất mới và cuối cùng là mắc kẹt trong núi băng ở Bắc Cực,… Chiến đấu với những con bạch tuộc khổng lồ là một trong những cuộc phiêu lưu đó.
Trả lời:
– Khi đọc truyện khoa học viễn tưởng:
+ Tác giả viết về những nhât vật trên con tàu No-ti- lớt với sự kiện: cuộc giáp chiến với lũ bạch tuộc.
+ Những yếu tố của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời: những con bạch tuộc khổng lồ dài 8m, 6m, những cái râu tuộc dài 2m, những cái răng như cái mỏ vẹt; tàu lặn sâu hai, ba ngàn mét….
+ Những yếu tố cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyền truyền thuyết, cổ tích: chiếc tàu ngầm no-ti-lớt thô sơ (tác giả tưởng tượng tàu ngầm hiện đại), con bạch tuộc có những cái râu dài.
– Tác giả Giuy Véc-na:
+ Giuy Véc-na (1828-1905) là nhà văn Pháp nổi tiếng, là người đi tiên phong trong thể loại truyện khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những “cha đẻ” của thể loại này.
+ Tác phẩm nổi tiếng: Hành trình vào tâm Trái đất (1864), Hai vạn dặm dưới đáy biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873). Các tác phẩm của ông được dịch nhiều thứ 3 trên thế giới và những tác phẩm của ông được chuyển thành phim nhiều lần.
– Văn bản: Đoạn trích Bạch tuộc kể về cuộc giáp chiến giữa những con bạch tuộc khổng lồ dưới đại dương với những nhà thám hiểu trên con tàu ngầm No-ti-lớt.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ nhan đề Bạch tuộc, em hãy dự đoán nội dung chính của văn bản.
Trả lời:
– Em dự đoán nội dung chính của văn bản là sẽ miêu tả về những con bạch tuộc ở ngoài đại dương và sự va chạm giữa các nhà thám hiểm với những con bạch tuộc này.
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lời kể của nhân vật “tôi” ở đây có tác dụng gì?
Trả lời:
– Lời kể của nhân vật “tôi” về các thuyền trưởng từng bắt bạch tuộc có tác dụng dẫn dắt vào sự việc sắp diễn ra: sự xuất hiện của con bạch tuộc.
Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý các số từ trong phần này.
Trả lời:
– Các số từ trong phần này: sáu mét, tám vòi, hai hàm răng như mỏ vẹt.
Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hình dung con Bạch tuộc qua miêu tả của nhân vật tôi.
Trả lời:
– Con Bạch tuộc qua miêu tả của nhân vật tôi: là con quái vật khổng lồ mắt màu xanh, thân hình thoi và đổi màu từ xám sang nâu đỏ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn.
Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chuyện gì xảy ra với con tàu?
Trả lời:
– Con tàu gặp phải vật cản, đó chính là những con bạch tuộc.
Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm hiểu nghĩa của từ “giáp chiến”.
Trả lời:
– Nghĩa của từ “giáp chiến”: giáp là tiếp giáp, nối liền, chiến là đánh, vậy giáp chiến có nghĩa là đánh nhau gần.
Câu 7 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý hành động của các nhân vật
Trả lời:
Hành động của các nhân vật:
– Nét: cầm dao nhọn, xông đến, phóng lao nhọn, phóng mũi lao vào kẻ thù.
– Tôi và Công- xây: cầm rìu, lao tới.
– Nê- mô: lấy rìu chặt phăng cái vòi, chặt đứt luôn cái vòi, lao tới.
Câu 8 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cuộc giáp chiến kết thúc thế nào?
Trả lời:
– Cuộc giáp chiến kết thúc: lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, phải bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển.
Câu 9 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao mắt Nê-mô ứa lệ?
Trả lời:
– Mắt Nê –mô ứa lệ là vì thương người đồng hương đã bị bạch tuộc cuốn đi mất.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện gì? Theo em, tình huống nào trong văn bản được mô tả hấp dẫn nhất?
Trả lời:
– Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện:
+ các thủy thủ trước từng bắt gặp những con bạch tuộc khổng lồ.
+ cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ.
+ Kết quả của cuộc giáp chiến: một người đã bị bắt đi, bạch tuộc chết và bị thương phải lẩn xuống biển.
– Tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống con tàu gặp phải vật cản là bạch tuộc, và tại đây diễn ra cuộc giáp chiến.
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu ra một số chi tiết cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.
Trả lời:
– Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:
+ Thân bạch tuộc như khối thịt đông, bạch tuộc dài chừng tám mét.
+ Tám cánh tay/ tám chân dài gấp đôi thân
+ Hai tram rưỡi cái giác ở phía trong vòi
+ Hai hàm răng giống hai cái mỏ vẹt
+ Hàm răng nhọn…
Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những chi tiết nào trong văn bản Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học?
Trả lời:
– Những chi tiết trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học:
+ Tàu No-ti-lớt lặn sâu xuống đáy biển hai, ba nghìn mét.
+ Con bạch tuộc có râu dài, hai con mắt màu xanh nhìn thẳng; thân hình thoi.
Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong câu chuyện như thế nào?
Trả lời:
– Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong văn bản:
+ Nét: “chúng tôi sẽ giúp ngài một tay”cầm dao nhọn, xông đến, phóng lao nhọn, phóng mũi lao vào kẻ thù.
+ Công- xây: cầm rìu, lao tới.
+ Nê- mô: lấy rìu chặt phăng cái vòi, chặt đứt luôn cái vòi, lao tới.
+ Chúng tôi xông tới, ai nấy đều sôi sục căm thù!
+ Mắt Nê –mô ứa lệ vì thương người đồng hương đã bị bạch tuộc cuốn đi mất.
Trả lời:
Trong văn bản Bạch tuộc, nhân vật em ấn tượng nhất là Nê-mô, đó là một con người gan dạ, dũng cảm nhưng cũng hết sức gần gũi và yêu thương mọi người.
Miêu tả Nê-mô: thủy thủ cao lớn đầu quấn chiếc khăn kẻ đen cầm chiếc rìu trên tay lao tới bổ phập phập vào mép tàu –nơi cánh tay thủy quái đang bám vào. Mỗi nhát phập là một cánh tay tuột ra khỏi mép tàu và lặn dần xuống biển. Khi đồng đội bị một cánh tay thủy quái quấn chặt, Nê- mô liên tiếp xông tới chặt đứt vòi bạch tuộc để giải cứu cho đồng đội của mình nhưng đã bị chúng tấn công bằng loại “mực” đen. Cuộc giải cứu thất bại, Nê-mô mình nhuốm đầy máu, mặt rầu rĩ đứng dựa bên chiếc đèn pha mà ứa lệ.
Câu 6 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?
Trả lời:
– Từ câu chuyện trên em rút ra được bài học là: khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống em cần phải bình tĩnh đối mặt và phải đồng lòng đoàn kết với mọi người để giải quyết dứt điểm từng việc một.