Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Soạn bài: Chất làm gỉ – Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 65 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

– Đọc trước truyện ngắn Chất làm gỉ, tìm hiểu thêm các tư liệu về truyện khoa học viễn tưởng và thông tin tác giả Rây Brét-bơ-ry.

– Em đã thấy gỉ sắt bao giờ chưa? Hãy tìm hiểu và miêu tả hiện tượng sắt gỉ sẽ như thế nào.

Trả lời:

– Các truyện khoa học viễn tưởng: Xứ cát (Frank Herbert), Trạm tín hiệu số 23 (Hug Howey), Tam thể (Lưu Tì Hân)…

– Tác giả Rây Bret-bơ-ly: là nhà văn Mỹ nổi tiếng về truyện khoa học viễn tưởng. Ông đã được nhận các giải thưởng Franh-klin và Ohen-ry.

– Em đã từng thấy gỉ sét ở những vật dụng bằng sắt ở trong nhà. Gỉ sắt được hình thành do sắt kết hợp với oxy khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Trên bề mặt sắt thép bị gỉ hình thành những lớp vảy rất dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp gỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Kể về một viên trung sĩ chế ra chất làm gỉ có thể phá hủy tất cả các vũ khí bằng kim loại để ngăn chặn chiến tranh.

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đại tá muốn làm gì với viên trung sĩ?

Trả lời:

– Đại tá muốn thuyên chuyển công tác với viên trung sĩ.

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viên trung sĩ muốn gì?

Trả lời:

– Viên trung sĩ muốn sống không có chiến tranh, muốn những cỗ đại bác thành sắt gỉ, các quả bom thành vô hại, xe tăng bỗng đổ rụi.

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đại tá có tin vào ý tưởng của viên trung sĩ không?

Trả lời:

– Đại tá không tin vào ý tưởng về chất làm hoen gỉ của viên trung sĩ.

Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý cơ sở phát minh mà viên trung sĩ đề xuất.

Trả lời:

– Cơ sở phát minh mà viên trung sĩ đề xuất: dựa trên cơ sở cấu trúc của các nguyên tử xác định, các nguyên tử của các loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trình tự nhất định. Trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ là hơi nước.

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao đại tá lại khuyên viên trung sĩ đến gặp bác sĩ Mét-thiu?

Trả lời:

– Viên đại tá khuyên anh đến gặp bác sĩ Mét-thiu là bởi đại tá nghĩ anh bị bệnh về thần kinh.

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viên trung sĩ đã nêu các dự định gì của mình?

Trả lời:

– Viên trung sĩ đã nêu các dự định của mình: 

+ Các thiết bị nhỏ có thể nhét vừa trong bao diêm.

+ Tầm hoạt động 900 dặm.

+ Điều chỉnh cho bất cứ loại thép nào và trong vài ngày đi khắp Châu Mĩ.

+ Sang Châu Âu…làm cho cả thế giới tránh được thảm họa của chiến tranh.

Câu 7 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đến lúc này, đại tá có tin những điều viên trung sĩ nói không?

Trả lời:

– Đến lúc này, đại tá không tin những điều viên trung sĩ nói: Anh hãy đưa cái phiếu này cho bác sĩ Mét-thiu.

Câu 8 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nội dung phần 2 kể về chuyện gì?

Trả lời:

– Nội dung phần 2 kể về chuyện: đại tá nói chuyện với bác sĩ Mét-thiu và đại tá yêu cầu lính gác giết tên trung sĩ nhưng tên lính gác không làm được. Trong đầu viên đại tá bị bủa vây bởi những dự định của viên trung sĩ về một chất làm hoen gỉ, điều đó khiến ông tức giận.

Câu 9 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Vì sao người lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá?

Trả lời:

– Người lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá bởi những khẩu sung, vật dụng bằng thép đã hoen gỉ, không thể sử dụng được nữa.

Câu 10 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Kết thúc truyện có gì đặc sắc? Liệu đại tá có làm gì được viên trung sĩ không?

Trả lời:

– Kết thúc truyện: Viên đại tá tìm sung lục để đi bắn viên trung sĩ nhưng bất lực bởi cây sung đã bị hoen gỉ không thể sử dụng mà ông phải lấy cái chân ghế để đi tìm viên trung sĩ.

– Theo dự đoán: đại tá không thể làm gì được viên trung sĩ.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Truyện kể về sự kiện gì? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

Trả lời:

– Truyện kể về việc: viên trung sĩ Hô- lít gặp đại tá và trình bày về ý tưởng của mình là nghiên cứu một chất làm hoen gỉ sắt thép để giữ gìn hòa bình thế giới. Viên đại tá không tin và yêu cầu anh đi gặp bác sĩ để kiểm tra. Và kết truyện là những vật dụng sắt thép bị hoen gỉ và đại tá muốn giết viên trung sĩ.

– Có những nhân vật: viên trung sĩ Hô- lít, đại tá, bác sĩ Mét-thiu và tên lính gác.

– Nhân vật chính: viên trung sĩ Hô- lít và đại tá.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hiểu “chất làm gì” là gì? Ý tưởng “Chất làm gỉ” của viên trung sĩ dựa trên cơ sở nào? Đoạn văn nào trong văn bản “Chất làm gỉ” nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy?

Trả lời:

– Chất làm gỉ là là chất oxi hóa, khi tác động vào sắt/ thép có không khí ẩm hoặc hơi nước tạo thành chất gỉ. Trên bề mặt sắt/thép bị gỉ hình thành những lớp vảy rất dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp gỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt/thép ở phía trong. Nếu có đủ thời gian, oxy và nước, bất kỳ khối sắt/thép nào cũng sẽ bị gỉ hoàn toàn và phân hủy.

– Ý tưởng làm hoen gỉ các vật làm bằng kim loại của viên trung sĩ dựa trên cơ sở: cấu trúc của các nguyên tử xác định, các nguyên tử của các loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trình tự nhất định. Trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ là hơi nước.

– Đoạn văn nào trong văn bản nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy: “Phát minh này dựa trên cấu trúc của các nguyên tử xác định. Nếu như đại tá nghiên cứu chúng, đại tá hẳn biết rằng các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định. Tôi đi tìm một nhân tố nào đó có khả năng phá hủy sự cân bằng của chúng. Có lẽ đại tá biết là tôi nghiên cứu vật lí và luyện kim… Trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ là trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ: đó là hơi nước. Cần tìm ra phương pháp nào đó để gây ra ở thép một hiệu ứng “sốc thần kinh”. Khi đó hơi nước sẽ tự làm công việc của nó.”

Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn nào?

Trả lời:

Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gì được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn: 

+ Đại tá tìm chiếc bút của mình trong túi quần: “Hai ngón tay ông lôi ra một dúm bột gì đó. Một ít chất vụn gỉ mà đỏ vàng rơi lả tả xuống tờ giấy thấm”.

+ “Những khẩu súng đang biến thành vụn gỉ sắt màu vàng, những chiếc máy bay thì tan vụn ra thành đám bụi màu xám bị gió cuốn đi bay lả tả, những chiếc xe tăng dần dần chìm vào lớp nhựa đường nóng chảy, như những con quái vật thời tiền sử một thời bị rơi vào những cái hố nhựa đường”.

+ “Những chiếc xe tải biến thành những đám mây màu da cam, chỉ còn lại những chiếc lốp cao su lăn đi một cách vô định trên mặt đường”.

+ Khi đại tá với chiếc súng lục của mình “Cái bao da màu nâu đầy vụn gỉ sắt”.

Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hoá tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Ý tưởng dùng chất làm gì để vô hiệu hoá tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa: mong muốn một thế giới hòa bình không có chiến tranh.

Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy nêu nhận xét của em về tính cách nhân vật đại tá trong truyện.

Trả lời:

– Nhân vật đại tá trong truyện là một người bảo thủ và cố chấp: khi nghe ý tưởng của viên trung sĩ, đại tá đã cho rằng anh ta bị bệnh và yêu cầu đi gặp bác sĩ. Sau khi trao đổi với bác sĩ và chứng kiến hiện thực nhưng đại tá vẫn không thừa nhận sự thật mà còn muốn giết viên trung sĩ.

Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Người viết gửi gắm mơ ước gì qua câu chuyện? Điều đó còn có ý nghĩa với xã hội hiện nay không? Vì sao?

Trả lời:

– Truyện thể hiện mơ ước của người viết là: mong muốn tạo ra một chất làm gì để phá hủy các phương tiện vũ khí chiến tranh, mong muốn một cuộc sống hòa bình.

– Điều đó vẫn còn có ý nghĩa với xã hội hiện nay: trên thế giới vẫn xảy ra các cuộc chiến tranh, bạo loạn, các chất làm gỉ vẫn có tác dụng phá hủy các phương tiện và vũ khí chiến tranh. Còn trong cuộc sống thường nhật, chất làm gỉ không còn tác dụng vì nó làm han gỉ các vật dụng trong gia đình gây ảnh hưởng về kinh tế và mĩ quan.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 990

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.