Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Thống kê ra vở tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau:
Loại |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học |
|
|
Văn bản nghị luận |
|
|
Văn bản thông tin |
|
Trả lời:
Loại |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học |
– Truyện ngắn và tiểu thuyết
– Thơ bốn chữ, năm chữ
– Truyện khoa học viễn tưởng |
– Người đàn ông cô độc giữa rừng. – Buổi học cuối cùng – Dọc đường xứ Nghệ – Mẹ – Tiếng gà trưa – Ông đồ – Bạch Tuộc – Chất làm gỉ – Nhật trình Sol 6 |
Văn bản nghị luận |
– Nghị luận văn học |
– Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” – Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” – Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” |
Văn bản thông tin |
– Văn bản thông tin |
– Ca Huế – Hội thi thổi cơm – Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang |
Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trình bày ra vở nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau:
Loại |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học |
|
|
Văn bản nghị luận |
|
|
Văn bản thông tin |
|
Trả lời:
Loại |
Tên văn bản |
Nội dung chính |
Văn bản văn học |
Người đàn ông cô độc giữa rừng. |
Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm chú Võ Tòng của cậu bé An và tía nuôi. Tại đây An đã được gặp chú Võ Tòng, hiểu được phần nào về con người lương thiện, chất phác và mạnh mẽ của chú. |
Buổi học cuối cùng |
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. |
|
Dọc đường xứ Nghệ |
Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó. Qua đó ta thấy được sự ham thích học hỏi của hai cậu bé, nổi bật là những nhận xét, đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người. |
|
Mẹ |
Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi. |
|
Tiếng gà trưa |
Bài thơ thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. |
|
Ông đồ |
Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. |
|
Bạch Tuộc |
Đoạn trích kể về cuộc chiến đấu mãnh mẽ dũng cảm giữa giáo sư A- rôn- nác và những người đồng hành trên con tàu No -ti -lớt và lũ quái vật “bạch tuộc”. Trong trận chiến đó bằng sự thông minh, mưu trí, dũng cảm những con người đã chiến thắng được bọn “bạch tuộc” nhưng cũng thật buồn vì lũ bạch tuộc đã cướp đi người thủy thủ xấu số vào đại dương mênh mông. |
|
Chất làm gỉ |
Văn bản Chất làm gỉ nói về ý tưởng vô hiệu hóa những vũ khí và các loại công cụ nhằm phục vụ cho chiến tranh của viên trung sĩ trẻ tuổi. |
|
Nhật trình Sol 6 |
Đoạn trích là sự tuyệt vọng của phi hành gia Mác Oát – ni khi nhận ra mình bị mắc kẹt trên Sao Hỏa do một sự cố không mong muốn và mất tín hiệu với Trái Đất. Anh ta đã rất cố gắng tự chữa vết thương cho mình và tìm cách duy trì cuộc sống. |
|
Văn bản nghị luận |
Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” |
Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” trình bày những nhận xét của tác giả về con người và thiên nhiên nơi đây mà cụ thể là trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. |
Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” |
Văn bản phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh |
|
Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” |
Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển nói về khát vọng của con người với biển cả mênh mông, rộng lớn, giá trị nhân văn sâu sắc của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này với hiện tại và tương lai |
|
Văn bản thông tin |
Ca Huế |
Văn bản tập trung trình bày nguồn gốc, quy định, luật lệ và giá trị nghệ thuật, thành tựu của thể loại âm nhạc Ca Huế |
Hội thi thổi cơm |
Văn bản kể lại đặc điểm, hình thức của một số hội thi nấu cơm trên cả nước: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội), thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội), thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định). |
|
Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang |
Văn bản trình bày các quy định, nghi thức của “keo vật thờ” ở hội vật Bắc Giang. Ý nghĩa truyền thống sâu sắc của hội vật dân tộc. |
Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ (bốn chữ, năm chữ), truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng) trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo mẫu sau
Mẫu:
– Thơ bốn chữ, năm chữ.
+ Chú ý số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ trong bài thơ
Trả lời:
– Truyện ngắn: Chú ý các tình tiết, sự kiện quan trọng, diễn biến tâm lí nhân vật
– Tiểu thuyết: Khi đọc một phần hay một đoạn trích cần tìm hiểu nội dung chính của cả cuốn tiểu thuyết để nắm được nội dung chính
– Truyện khoa học viễn tưởng: Chú ý liên kết, tưởng trượng, hình dung những chi tiết hấp dẫn trong tác phẩm
Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy giới thiệu tóm tắt về một văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một có nội dung gần gũi, giàu ý nghĩa đối với đời sống hiện nay và với chính bản thân em.
Trả lời:
– Văn bản “Hội thi thổi cơm” là văn bản có nội dung gần gũi với em nhất vì nó giúp em hiểu thêm về các lễ hội truyền thống ở quê hương đất nước mình.