Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm đọc một số bài phân tích các văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Buổi học cuối cùng (Đô – đê), Búp sen xanh (Sơn Tùng), Bố của Xi -mông (Mô-pa-xăng), Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Hai vạn dặm dưới đáy biển (Véc-nơ), Người về từ Sao Hỏa (En-di Uya),…
Trả lời:
Mẹ (Đỗ Trung Lai): https://giaoducthoidai.vn/van-hoa/den-voi-bai-tho-hay-me-3834888.html
Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi): https://revelogue.com/sach-dat-rung-phuong-nam/
Búp sen xanh (Sơn Tùng): https://vov.vn/van-hoa/van-hoc/bup-sen-xanh-tac-pham-tam-huyet-nhat-kinh-dang-len-bac-cua-nha-van-son-tung-876342.vov
Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc một số bài nghị luận văn học và ghi lại những đoạn văn mà trong đó tác giả phân tích cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.
Trả lời:
Đến với bài thơ hay: Mẹ
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau – Ngọn xanh rờn
Mẹ – Đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày càng thấp
Cau gần với trời
Mẹ thì gần đất
Ngày con còn bé
Cau mẹ bổ tư
Giờ cau bổ tám
Mẹ còn ngại to
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
Ngẩng trời hỏi vậy
sao mẹ ta già
Không một lời đáp
Mây bay về xa
Đỗ Trung Lai
Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Túi trầu mẹ nhẹ hay nặng cũng gắn với bao đầy vơi nỗi niềm.
Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người…
Làng quê nông thôn Việt Nam vườn ai mà chẳng thấy bóng dáng cây cau cũng như xóm thôn làm sao thiếu vắng được bóng mẹ. Mẹ tựa vào cây cau không như là gậy chống mà còn là khát khao từng nấc như ước vọng về tương lai con cháu về sự sum vầy sum suê của buồng cau trĩu quả.
Mẹ thì bao mong mỏi nhưng rồi thời gian khắc nghiệt như một quy luật luân hồi muôn đời: “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng” và: “Cau – Ngọn xanh rờn, Mẹ – Đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh lập tứ cho tiếng thơ tiếng lòng quạn bao nỗi thắt khi: “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”.
Trời và đất, cao và thấp cứ chênh chao nhất là khi nhà thơ sử dụng nhịp thơ bốn chữ cứ có cảm giác cứ như lập cập, thổn thức, gieo gieo từng giọt nước mắt lặn vào trong buốt nhói với bao chiêm nghiệm.
Miếng cau bổ ra ngày càng nhỏ cũng đủ gợi cho ta tuổi già món mém của mẹ. Cau bổ tư rồi cau bổ tám như những chia sẻ, san sẻ hút dần sức lực của mẹ.
Chỉ qua hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô – Khô gần như mẹ” cũng đủ bao cảm thông héo hắt khi: “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng đót bấy nhiêu.
Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc của bài thơ “Mẹ” dồn nén để buột ra câu cảm thán mang âm hưởng điệu hành trong thơ văn cổ: “Ngẩng trời hỏi vậy – sao mẹ ta già”.
Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Thơ đã chạm được đến nỗi người, cõi người vừa đăm đăm vừa trống trải. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáp – Mây bay về xa”.
Nhưng lại không thất vọng vì hàng cau còn đó vun vút cao như một nỗi lòng và niềm tin của mẹ. Một niềm tin bền bỉ ấm áp miếng trầu. Và “mây bay về xa” hay mái đầu mẹ bạc hòa vào mây trắng…
Ngọc Phú
– Trong bài phân tích bày tác giả đã phân tích cái hay, cái đẹp trong cả nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mẹ.