Bài 4: Nghị luận văn học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Soạn bài: Kiến thức ngữ văn lớp 10 trang 83 Tập 1 – Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

1. Đặc điểm của văn bản nghị luận văn học

Mục đích của văn bản nghị luận văn học là thuyết phục người đọc về một vấn đề văn học. Nội dung bài nghị luận thường tập trung phân tích về vẻ đẹp nội dung hoặc sự độc đáo về hình thức của tác phẩm văn học . 

Ví dụ: Phân tích cái hay cái đẹp về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) hoặc tiểu thuyết Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi). Để thuyết phục người đọc, người viết văn bản nghị luận phải nêu lên ý kiến, lĩ lẽ và các bằng chứng cụ thể. 

2. Giá trị nhận thức của văn học

Tác phẩm văn học không chỉ mang lại những hiểu biết về thiên nhiên, con người và cuộc sống xã hội,…mà còn giúp người đọc hiểu chính mình. Nói văn học có giá trị nhận thức là muốn khẳng định tác phẩm văn học mang lại những hiểu biết cho người đọc 

Ví dụ: Đọc tác phẩm Đất rừng phương Nam các em sẽ có thêm những hiểu biết vê thiên nhiên, cảnh vật, con người Nam Bộ 

3. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ – vị

– Việc mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) bằng cụm chủ vị thường được thực hiện bằng một trong hai cách. 

– Dùng cụm chủ – vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ 

Ví dụ: “Điều các bạn nghĩ cũng là điều xưa nay tôi mộng tưởng.” (Tô Hoài) 

– Dùng cụm chủ – vị bổ sung cho từ làm vị ngữ

Ví dụ: Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.” (Tô Hoài)

– Dùng cụm chủ vị trực tiếp tạo chủ ngữ 

Ví dụ: “Gió thổi mạnh làm cho Sơn thấy lạnh và cay mắt” (Thạch Lam) 

– Dùng cụm chủ vị trực tiếp tạo vị ngữ 

Ví dụ: “Chị Dậu cũng nước mắt chảy ngược qua gò má ròng ròng.” (Ngô Tất Tố)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 920

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống