Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 26 Tập 1 – Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?

a) Tía thấy con ngủ say, tía không gọi. 

b) Điều đó, má nuôi tôi quả quyết … 

c) Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút! 

d) Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.

Trả lời:

– Các từ địa phương trong các câu là:

a) Tía: có nghĩa là bố

b) Má: có nghĩa là mẹ

c) Đưa giùm: có nghĩa là mang giúp

d) Bả: có nghĩa là bà

– Các từ tía, má, đưa giùm, bả trong các ví dụ trên thường được sử dụng ở miền Nam Bộ.

– Tác dụng của các từ địa phương:

+ Từ tía, má, bả thể hiện quan hệ gần gũi trong gia đình, thể hiện được cách giao tiếp vùng Nam Bộ và giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống cũng như văn hóa của họ.

+ Từ đưa giùm thể hiện được sự thân thương và gần gũi trong cuộc sống thường ngày.

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” của Sơn Tùng

a) Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể? 

b) Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ. 

c) Việc đời đã dớ dận, mi lại “thông minh” dớ dận nốt.  

Trả lời:

– Từ địa phương trong các câu là:

a) nớ, cha nhể

b) đền ni 

c) dớ dận, mi 

– Các từ nớ, cha nhể, đền ni, dớ dận, mi thường được sử dụng ở Trung Bộ.

– Nghĩa của các từ địa phương trên là: nớ (ấy/kia), cha nhể( bố nhỉ), đền ni (chùa này) dớ dận (ngớ ngẩn), mi (mày). Sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn trích “Dọc đường xứ nghệ” Sơn Tùng thể hiện quan hệ cha con gần gũi trong gia đình, thể hiện được cách giao tiếp vùng miền xứ Nghệ và tô đậm màu sắc địa phương xứ Nghệ và giúp người đọc hiểu rõ hơn về văn hóa của họ.

Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viết đúng và luyện phát âm một số từ có đặc điểm sau:

a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v: 

– l, ví dụ: lo lắng, lạnh lùng, … 

– n, ví dụ no nê, nao núng, … 

– v, ví dụ: vội vàng, vắng vẻ, … 

b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t: 

– n, ví dụ: bàn bạc, bền bỉ, ngăn cản, … 

– t, ví dụ: bắt bớ, luật lệ, buốt giá, … 

c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã: 

– Thanh hỏi, ví dụ: tỉ mỉ, nghỉ ngơi, …

– Thanh ngã, ví dụ nghĩ ngợi, mĩ mãn, …

Trả lời:

 a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là 1, n, v: 

l, ví dụ: lanh lợi, long lanh, lóng ngóng, xán lạn, lán củi, lào xào… 

n, ví dụ: nâng niu, nạn đói, nán lại, cái nào … 

v, ví dụ: vui vẻ, vấn vương,… 

b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t: 

n, ví dụ: ngăn chặn, ân cần, hân hoan … 

t, ví dụ: bắt mắt, tắt mắt, ngoa ngoắt, ngặt nghèo… 

c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã: 

Thanh hỏi, ví dụ: sở dĩ, thảnh thơi, mảnh khảnh …

Thanh ngã, ví dụ nỗ lực, dũng sĩ, mĩ mãn, vĩnh viễn …

Trả lời:

Bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu có câu “Bầm ơi có rét không bầm/ Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn; Bầm ra ruộng cấy bầm run/ Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non”. Bốn câu thơ nói riêng và bài thơ nói riêng là hình ảnh người mẹ hết lòng thương con, lo lắng, hi sinh vì các con (các chiến sĩ) và để diễn tả tình cảm đó nhà thơ sử dụng từ địa phương “bầm”, theo nghĩa toàn dân là “mẹ”. Từ “bầm” được sử dụng rộng rãi ở khu vực phía Bắc (Phú Thọ, Tuyên Quang…), khi đi vào trong thơ Tố Hữu nó thể hiện được tình cảm thân mật gần gũi, thân mật giữa người lính/ các con và bầm. Hình ảnh người bầm hiện lên thật xúc động, trong một buổi sáng mưa phùn tay run cắm từng mảnh mạ xuống bùn mà làm con người ta thêm phần xót xa, quặn đau. Chúng ta thử thay từ “bầm” bằng từ “mẹ” vào các câu thơ trên: “Mẹ ơi có rét không mẹ/ heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”. Khi thay như vậy mặc dù ý nghĩa không đổi nhưng câu văn mất đi sự vần vè nhịp nhàng, mất đi sự gần gũi thân thương giữa bầm và các con. Như vậy bằng việc sử dụng từ địa phương “bầm”  Tố hữu không chỉ khắc họa hình ảnh người mẹ tảo tần vất vả vì các con mà còn thể hiện mối quan hệ gần gũi thân thương và câu thơ trở nên uyển chuyển nhịp nhàng dễ đi vào lòng người.

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 48 Tập 1 – Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự tương phản (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì.

Trả lời:

– Trong hai khổ đầu của bài thơ Đỗ Trung Lai các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa:

+ Cặp thứ nhất: Lưng mẹ còng rồi

                      Cau thì vẫn thẳng. Sự đối lập nhau trong cặp 1 là lưng mẹ còng >< cau vẫn thẳng.

+ Cặp thứ hai:Cau – ngọn xanh rờn

                      Mẹ – đầu bạc trắng. Sự đối lập nhau trong cặp 2 là cau ngọn xanh>< đầu mẹ bạc trắng.

+ Cặp thứ ba: Cau ngày càng cao

                      Mẹ ngày một thấp. Sự đối lập nhau trong cặp 3 là cao cao>< mẹ thấp.

+ Cặp thứ tư: Cau gần với giời

                      Mẹ gần với đất. Sự đối lập nhau trong cặp 4 là cau gần trời >< mẹ gần đất.

– Sự bố trí các cặp câu với các hình ảnh đối lập nhau như vậy có tác dụng khắc họa hình ảnh người mẹ ngày một già, ngày một héo mòn theo thời gian.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:

Một miếng cau khô 

Khô gây như mẹ

Con nâng trên tay 

Không cầm được lệ

(Đỗ Trung Lai) 

Trả lời:

– Trong đoạn thơ có sử dụng hình ảnh so sánh: cau khô được ví như sự khô gầy của mẹ. Hình ảnh mẹ đặt song song với hình ảnh cau khô gợi lại trong chúng ta hình ảnh người mẹ gầy guộc, xanh xao cùng với làn da nâu ngăm ngăm và nhăn nheo. Hình ảnh so sánh nhẹ nhàng mà sao chua xót, đau đớn đến thế. Đọc những câu thơ mà lòng ta như thắt lại, rưng rưng. Người con nâng miếng cau khô trên tay như nhìn thấy hình ảnh khô gầy của mẹ mà xót xa “không cầm được lệ”. Một hình ảnh so sánh giản đơn mà có sức gợi và sức biểu cảm vô cùng lớn.

Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Trả lời:

– Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) là một câu hỏi nhưng không nhằm mục đích mang lại câu trả lời mà dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả với mẹ. Nhìn thấy hình ảnh mẹ gầy guộc, ngày một già đi mà không làm gì được bèn bất lực thốt lên câu hỏi đó để thiện sự đau đớn, xót xa có phần bất lực.

Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?

Trả lời:

– Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) là:

+ Người thuê viết nay đâu?

+ Hồn ở đâu bây giờ?

– Những câu hỏi nhưng không để hỏi mà để bộc cảm xúc của tác giả trước nên Hán học bị mai một, lãng quên. Câu hỏi “người thuê viết nay đâu” vang lên như một lời ai oán, xót xa. Giờ đây, người ta chẳng còn chơi chữ, mua chữ, thay vào đó là những thú chơi của phương Tây. Cuối bài thơ một câu hỏi vang lên “hồn ở đâu bây giờ” như một sự cảm thương, nuối tiếc cho những giá trị truyền thống đã mất. 

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 69 Tập 1 – Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm phó từ trong các câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.

a) Con vật khủng khiếp quá! (Véc-nơ)

b) Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong … (Véc-nơ) 

c) Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại. (Véc-ng) 

d) Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay. (Bret-bơ-ly)

Trả lời:

a) Phó từ: quá, đi kèm với động từ khủng khiếp, bổ sung ý nghĩa cho từ trung tâm: chỉ mức độ quá cỡ của con vật.

b) Phó từ: đang, đi kèm với danh từ tàu chỉ ý nghĩa thời gian, nhấn mạnh con tàu hiện tại ở vùng nước trong.

c) Phó từ: lại, đi kèm với động từ mọc chỉ ý nghĩa lặp lại của cái vòi và đuôi bạch tuộc. 

d) Phó từ: đừng, đi kèm với danh từ anh chỉ ý nghĩa cầu khiến, cầu mong nhân vật anh không để tâm đến việc hôm nay.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm số từ trong những câu dưới đây. Xác định nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm. Chỉ ra hiện tượng biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm đầu một số yếu tố cấu tạo trong các số từ là từ ghép. 

a) Ở bên phải cửa sổ xuất hiện bảy con bạch tuộc nữa. (Véc-nơ)

b) Ở đó đã tập hợp chừng hai mươi người cầm rìu sẵn sàng chiến đấu. (Véc-nơ)

c) Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. (Véc-nơ) 

d) Căn Háp (Hab) có hệ thống liên lạc phụ thứ hai và thứ ba. (En-đi Uya)

Trả lời:

a) Số từ: bảy + danh từ con bạch tuộc=> xác định số lượng chính xác con bạch tuộc xuất hiện.

b) Số từ: hai mươi + danh từ người => xác định số lượng người chính xác.

c) Số từ: mười lăm+ danh từ phút => xác định thời gian chính xác.

d) Số từ: thứ hai và thứ ba => biểu thị thứ tự.

– Từ ghép chỉ số từ: hai mươi, mười lăm, thứ hai, thứ ba. 

+ Hiện tượng biến đổi thanh điệu trong các từ ghép là: hai tiếng cùng thanh ngang (hai mươi) hoặc tiếng thứ nhất là thanh trắc, tiếng thứ hai là thanh ngang (thứ hai) hoặc phụ âm đầu một số yếu tố cấu tạo trong các số từ là 

+ Phụ âm đầu cấu tạo trong số từ: có sự biến đổi từ phụ âm thanh hầu sang phụ âm môi (h->m: hai mươi), hoặc từ âm môi sang âm lưỡi: m-> l (mười lăm).

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các tổ hợp “số từ+ danh từ” in đậm trong những câu dưới đây giúp em hình dung về loài bạch tuộc như thế nào?

a) Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. (Véc-nơ)

b) Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. (Véc-nơ)

c) Con quái vật có tám vòi thì bảy vòi đã bị chặt đứt. (Véc-nơ)

Trả lời:

– Các tổ hợp số từ + danh từ: tám mét; hai mươi, hai lăm tấn; tám vòi, bảy vòi giúp em hình dung về loài bạch tuộc khổng lồ, giống như một con thủy quái với những cái râu dài loằng ngoằng, chằng chịt.

Trả lời:

Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm văn học mà ở đó tác giả tưởng tượng hư cấu dựa trên những thành tựu khoa học và công nghệ. Văn bản Bạch tuộc là một trong những minh chứng tiêu biểu cho loại truyện này. Khi chưa tiếp xúc với con bạch tuộc ngoài đời thực chúng ta có thể hình dung về con vật này thông qua tưởng tượng của nhà văn Véc- nơ như sau: con bạch tuộc dài chừng tám mét, đôi mắt của nó màu xanh xám nhìn thẳng và không động đậy; bạch tuộc có khoảng tám chín chiếc râu tua rua dài loằng ngoằng gấp đôi thân. Những cái răng bằng sừng của chúng cứ mở ra khép lại. Một con vật kì lạ, thân hình là một khối thịt lớn chừng hai mươi hai lăm tấn và có sự biến đổi màu sắc từ xám sang nâu đỏ. Và một điều đặc biệt ở loài vật này là chúng có khả năng phun ra thứ độc màu đen để phòng thủ khi gặp nguy hiểm. Đó là loài bạch tuộc khổng lồ mà chúng ta bắt gặp khi đến với Véc-nơ.

– Trong đoạn văn trên đã sử dụng các số từ và phó từ là:

+ Số từ: tám mét, tám chín chiếc râu, một con vật…

+ Phó từ: những tác phẩm, con vật này, mở ra, khép lại

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 90 Tập 1 – Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó.

a. Đã có lúc, Văn Cao tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. (Ngọc An)

b. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc)

Trả lời:

Câu

Vị ngữ

 

Vị ngữ là CĐT

ĐTTT

Thành tố phụ là cụm C – V

a

tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên.

tưởng

mình / không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên.

b

cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

quay lại

kí ức ta / quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Tìm vị ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:

a. Cậu Cơ vẫn nét mặt hầm hầm (Ngô Tất Tố)

b. Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía…(Đoàn Giỏi)

Trả lời:

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi chủ ngữ đó.

a. Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi lại rộng quá khổ, cứ lùng nhà lùng nhùng làm tôi thẹn thùng, khó chịu. (Đoàn Giỏi)

b. Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc phảng phất màu huyền thoại (Bùi Hồng)

Trả lời:

Câu

Vị ngữ

Chủ ngữ là CDT

DTTT

Thành tố phụ là cụm C – V trong CN

a

Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi

Bộ quần áo bà ba đen

Bộ quần áo bà ba đen// mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi

b

Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc

Chuyện bác Hai và chú

Chuyện bác Hai và chú // kết bạn

Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Tìm chủ ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:

a) Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên. (Ếch ngồi đáy giếng)

b) Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí khiến cho chị Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh. (Ngô Tất Tố)

Trả lời:

Trả lời:

Em rất cảm động với tình cảm bà cháu thiêng liêng trong tác phẩm thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đó là thứ tình cảm thuần túy và trong sáng nhất, xuất phát từ hai trái tim tràn đầy tình yêu thương của bà và cháu. Hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất không chỉ không làm thấp đi tình cảm bà cháu. Trái lại, càng khiến cho tình cảm ấy trở nên thiêng liêng hơn. Người bà khốn khó ấy, đã chắt chiu, hi sinh, dành dụm từng chút một để cho cháu một tuổi thơ hạnh phúc. Còn người cháu, thì sẵn sàng ra chiến trường, chiến đấu hết mình để bảo vệ tổ quốc, quê hương và người bà ở nơi đó. Tình cảm thiêng liêng ấy, được nhà thơ Xuân Quỳnh thể hiện một cách nhẹ nhàng và sâu lắng qua bài thơ Tiếng gà trưa.

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 108, 109 Tập 1 – Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó.

a. Với hai lần bật cung liên tiếp, chú đã bắn gục hai tên địch. (Bùi Hồng)

b. Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài. (Phí Trường Giang)

c. Sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần , sàng. (Hội thi thổi cơm)

Trả lời:

Câu

Trạng ngữ

 

Là cụm danh từ TT

Phụ trước 

DTTT

Phụ sau

a

Với hai lần bật cung liên tiếp

 

 

 

b

Sau nghi lễ bái tổ

Sau 

nghi lễ

bái tổ

c

Sau hồi trống lệnh

Sâu 

hồi

trống lệnh

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ – vị trong mỗi cụm danh từ đó.

a. Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng đau đớn. (Thạch Sanh)

b. Khi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật “mình trần đóng khố”, chân quỳ vai sách, hai tay chắp sườn. (Phí Trường Giang)

Trả lời:

Câu

Trạng ngữ

 

Là cụm danh từ 

DTTT 

Thành tố phụ là cụm C -V

a

Từ ngày công chúa bị mất tích

công chúa

Từ ngày công chúa // bị mất tích

              C                            V

b

Khi tiếng trống chầu vang lên

trống trầu

Khi tiếng trống chầu// vang lên

              C                         V

Câu 3 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm trạng ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây. Chỉ ra các kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ.

a. Tôi cũng đỡ phần nào áy náy vì chắc Trũi được vô sự. (Tô Hoài)

b. Dù có vấp phải cái gì, ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong. (Véc – nơ)

c. Khi ấy, nhất thiết hai đô phải dừng trận đấu để cụ cầm chầu phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc (Phí Trường Giang)

Trả lời:

Trả lời:

Ca Huế là một loại hình âm nhạc truyền thống. Ca Huế thường được biểu diễn trong một không gian hẹp, vào buổi tối vì tính chất của âm nhạc mang tính tâm sự, tâm tình. Số lượng người tham gia ca Huế khoảng từ 8-10 người. Về phong cách biểu diễn ca Huế có 2 kiểu. Thứ nhất là cách biểu diễn truyền thống người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý. Thứ hai là biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân. Em rất yêu thích thể loại âm nhạc đặc biệt này, em mong ca Huế sẽ mãi được bảo tồn và ngày càng phát huy. Với những phong cách biểu diễn mang dấu ấn riêng biệt, ca Huế xứng đáng là loại hình ca nhạc dân tộc có giá trị lâu bền

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong môi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a)         Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng. 

           Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

b)       Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.

(Tục ngữ)

c)         Cày đồng đang buổi ban trưa 

       Mô hôi thánh thót như mưa ruộng cày

            Ai ơi bưng bát cơm đầy

      Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

(Ca dao)

Trả lời: 

Biện pháp nói quá

Biểu thị + Tác dụng

a. chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối.

– Biểu thị thời gian trôi nhanh.

– Thời gian trôi nhanh nhưng cũng không đến mức chưa nằm đã sáng, và cũng không nhanh đến mức chưa cười đã tối, nhắc nhở con người cân bằng và sử dụng thời gian cho hợp lí!

b. tát Biển Đông cạn

– Biểu thị sức mạnh của sự đoàn kết.

– Biển Đông không bao giờ tát cạn được, nói quá như vậy nhằm khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết vợ chồng, khi vợ chồn đồng lòng thì việc gì cũng có thể giải quyết.

c. Mô hôi – mưa ruộng cày

– Biểu thị sức lao động vất vả của người nông dân.

– Để làm ra một hạt gạo phục vụ cuộc sống, người nông dân phải trải qua một quá trình dài vất vả, vì vậy phải trân trọng công sức lao động của người nông dân, trân trọng hạt gạo, phải sử dụng hợp lí không được lãng phí.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm cách nói quá tương ứng với cách nói thông thường.

Cách nói quá

 

Cách nói thông thường

1) nghìn cân treo sợi tóc

 

a) rất hiền lành

2) trăm công nghìn việc

 

b) yếu quá, không quen lao động chân tay

3) hiền như đất

 

c) rất bận

4) trói gà không chặt

 

d) ở tình thế vô cùng nguy hiểm

Trả lời: 

Nối 1-d, 2-c, 3-a, 4-b.

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ nói giảm-nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm – nói tránh trong môi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a) Có người thợ dựng thành đồng 

Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!

(Thu Bồn)

b) Ông mất năm nao, ngày độc lập 

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao 

Bà “về” năm đói, làng treo lưới 

Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào…

(Tố Hữu)

c) Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi. (Tô Hoài)

Trả lời: 

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Trả lời: 

     Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, sự sống ngập tràn khắp thôn xóm, nào là hoa mai, hoa đào, hoa lan, hoa cúc… Nào là câu đối đỏ đầy hè, nào là váy xanh, yếm đỏ rực rỡ cả một miền quê. Nhưng với tôi, mùa xuân là một mùa buồn bởi mùa xuân năm ấy chú Ba không về nữa, chú ở lại mãi trong núi rừng Trường Sơn canh gác bảo vệ bầu trời Tổ Quốc. Cứ dịp mưa xuân đầu năm là tôi lại nhớ chú da diết. Từng hạt mưa xuân phất phơ trên chiếc áo nâu bạc màu, trên mái tóc điểm vài sợi bạc mà lòng tôi tái ngắt….

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây:

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời 

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái 

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi 

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Nguyễn Khoa Điềm)

Trả lời: 

– Nghĩa của các từ in đậm “quả, quả non xanh” theo ngữ cảnh là: chỉ người con của mẹ, được mẹ sinh thành và dưỡng dục.

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật.

Cha lại dắt con đi trên cát mịn 

Ánh nắng chảy đầy vai,

(Hoàng Trung Thông) 

Trả lời: 

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ là: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ánh nắng chúng ta cảm nhận bằng thị giác nhưng nhà thơ cho chúng ta cảm nhận bằng cảm giác kết hợp thị giác: “chảy đầy vai”.

=> Tác dụng: làm cho câu thơ mượt mà, gợi hình gợi cảm nơi người đọc.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây

a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … (Hồ Chí Minh)

b, Cha mượn cho con buồm trắng nhé, Để con đi…

(Hoàng Trung Thông) 

c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để…ngợp. (Văn Công Hùng)

d) Nhưng… xin lỗi… -Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối-Tôi không thể…! (Brét-bơ-ry)

Trả lời: 

– Tác dụng của dấu chấm lửng: 

a) Tỏ ý còn nhiều nội dung tương tự chưa được liệt kê hết.

b) Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng và làm giãn nhịp điệu câu thơ chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung mới.

c) Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ. 

d) Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng vì lí do gì đó.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương)

Trả lời: 

Hai dòng thơ của Viễn Phương đều xuất hiện từ “Mặt Trời”. Thế nhưng mỗi từ “Mặt Trời” lại có ý nghĩa khác nhau. Ở dòng thứ nhất, với các từ “ngày ngày”, “đi qua trên lăng”, người đọc có thể hiểu “Mặt Trời” ở đây được dùng với nghĩa gốc – chỉ một thiên thể. Ở dòng thơ thứ hai, “Mặt Trời” không còn là từ với nghĩa gốc mà đã trở thành một từ mang nghĩa tạm thời của ngữ cảnh. Không có một Mặt Trời thiên thể nào thực sự ở trong lăng cả! Đó chỉ là cách nói ẩn dụ về Bác Hồ cũng đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam và mãi mãi bất tử. Cách nói ấy cho thấy Mặt Trời vĩnh hằng, và Bác Hồ cũng vĩnh hằng như vậy.

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí.

Trả lời: 

Tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

– Các câu văn đoạn văn đều xoay quanh chủ đề yêu nước

Câu chủ đề

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước

– Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc….

– Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến;

– Công nhân tăng gia sản xuất…

Khái quát lại vấn đề: Khẳng định truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân, và kêu gọi mọi người hành động, phát huy tinh thần ấy

– Các phần các đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: 

+ Phần mở đầu nêu chủ đề bàn luận: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

+ Phần tiếp theo nêu các khía cạnh, nội dung nhỏ của vấn đề, làm rõ chủ đề chung của văn bản.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phân tích tính liên kết của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):

a) Các câu trong đoạn văn thứ nhất (từ đầu đến “lũ cướp nước”) và đoạn văn thứ hai (từ “lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng”) được liên kết với nhau bằng những từ ngữ nào? Hãy chỉ ra những từ ngữ đó.

b) Xác định những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên

Trả lời: 

a) Các biện pháp liên kết và những từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn thứ nhất và đoạn văn thứ hai của văn bản là:

– Biện pháp liên kết bằng phép lặp từ: tinh thần yêu nước; chúng ta; ta; lòng nồng nàn yêu nước.

– Biện pháp liên kết thay thế từ ngữ: lòng nồng nàn yêu nước – đó; yêu nước – ấy, nó

– Biện pháp liên kết bằng phép nối: các từ ngữ nối như từ…đến; tuy…nhưng; những; 

b) Những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản:

– Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

– Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

– Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý.

Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó.

a) Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. (Phạm Văn Đồng)

b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. (Phạm Văn Đồng)

Trả lời: 

a) 

– Vị ngữ là cụm động từ: thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.

– Động từ trung tâm: thấy

– Thành tố phụ là cụm chủ vị: Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.

b) 

– Vị ngữ là cụm động từ: hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật

– Động từ trung tâm: hiểu lầm

– Thành tố phụ là cụm chủ vị: Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật

Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Trả lời: 

Bác Hồ -hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội.

– Tính mạch lạc: các câu trong đoạn đều tập trung làm sáng tỏ chủ đề: Sự giản dị của Bác trong cuộc sống và công việc.

– Biện pháp liên kết: phép lặp ( Việt Nam, đức tính), phép thế (Bác Hồ- Người, cha già, Bác; Phạm Văn Đồng –ông; đức tính giản dị- đức tính ấy…) 

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm từ Hán Việt trong những câu dưới đây (trích tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.

a. Tre ấy trong thanh cao, giản dị…như người (Thép Mới)

b. Dưới bóng tre xanh, ta gần gũi một nền văn hóa lâu đời, người dân cày…dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. (Thép Mới)

c. Tre là cánh tay của người nông dân (Thép Mới)

d. Tre là thẳng thắn, bất khuất (Thép Mới) 

Trả lời:

a. Tre ấy trong thanh cao, giản dị…như người (Thép Mới)

→ Thanh: trong sạch, cao: vươn lên, thanh cao: trong sạch vượt trộigian

→ Giản dị: Đơn giản, dễ dàng

b. Dưới bóng tre xanh, ta gần gũi một nền văn hóa lâu đời, người dân cày…dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. (Thép Mới)

→ Văn hóa: Phát triển, đẹp đẽ hơn

c. Tre là cánh tay của người nông dân (Thép Mới)

→ Nông: ruông, dân: người làm, nông dân: người làm ruộng.

d. Tre là thẳng thắn, bất khuất (Thép Mới) 

→ Bất: không, khuất: khuất phục, bất khuất: không chịu khuất phục

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ Hán Việt sau: 

a. giác: tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác/ khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác.

b. lệ: luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ/ diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.

c. thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ/ thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên từ/ thiên cư, thiên đô.

d. trường: trường ca, trường độ, trường kì, trường thành/ chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.

Trả lời:

a. giác: tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác/ khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác.

– Từ Hán Việt đồng âm trong câu trên là từ “giác”

+ Từ “giác” trong “tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác” nghĩa là góc

+ Từ “giác” trong “vị giác, thính giác, thị giác” nghĩa là sự cảm nhận luâtr

b. lệ: luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ/ diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.

– Từ Hán Việt đồng âm trong câu trên là từ “lệ”

+ Từ “lệ” trong “luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ” chỉ quy định, phép tắc 

+ Từ “lệ” trong “diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.” chỉ sự đẹp đẽ.

c. thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ/ thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử/ thiên cư, thiên đô.

– Từ Hán Việt đồng âm trong câu trên là từ “thiên ”

+ Từ “thiên” trong “thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ” chỉ ngàn 

+ Từ “thiên” trong “thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử” chỉ trời

+ Từ “thiên” trong “thiên cư, thiên đô” là dời đi, dịch chuyển

d. trường: trường ca, trường độ, trường kì, trường thành/ chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.

– Từ Hán Việt đồng âm trong câu trên là từ “trường”

+ Từ “trường” trong “trường ca, trường độ, trường kì, trường thành” chỉ sự dài, rộng lớn

+ Từ “trường” trong “chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.” chỉ địa điểm, nơi diễn ra hoạt động sự việc.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

Trả lời:

– Tham dự buổi chiêu đãi có ngại đại sứ và phu nhân

– Về nhà ông lão đem chuyển kể cho vợ nghe

 Phụ nữ Việt Nam, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang

– Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh 

– Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa

– Các tiết mục của đội văn nghệ nhi đồng thành phố được cổ vũ nhiệt tình 

Trả lời:

Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cây tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.

→ Những từ Hán Việt được in đậm

Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xếp các thuật ngữ ở cột A vào lĩnh vực khoa học ở cột B

A. Thuật ngữ

 

B. Lĩnh vực khoa học

1. Danh từ, động từ, tính từ, chủ ngữ, vị ngữ

a. toán học

2. Số tự nhiên, số hữu tỉ, phân số, góc vuông

b. hóa học

3. Hệ thần kinh, lưỡng cư, tế bào, vi khuẩn

c. ngôn ngữ học

4. Đơn chất, kim loại, phi kim, hóa trị

d. vật lí học

5. Dao động, tần số, vận tốc, diện tích

e. sinh học

Trả lời:

Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm và xếp các thuật ngữ trong những câu dưới đây vào lĩnh vực khoa học phù hợp: toán học, vật lí học, hóa học, sinh học, ngôn ngữ học.

a. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxit. Oxit gồm hai loại chính: oxit axit, oxit bazơ

b. Trùng roi là một cơ thể đơn bào có thể tự dưỡng như thực vật nhưng cũng có thể dị dưỡng như động vật.

c. Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù

d. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song?

e. Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng

Trả lời:

– Toán học: c. Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù

– Vật lí học: d. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song?

– Hóa học: a. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxit. Oxit gồm hai loại chính: oxit axit, oxit bazơ

– Sinh học: b. Trùng roi là một cơ thể đơn bào có thể tự dưỡng như thực vật nhưng cũng có thể dị dưỡng như động vật.

– Ngôn ngữ học: e. Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng

Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Yếu tố nào trong các từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa hai loại xuồng, ghe? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp.

Xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng độc mộc, xuồng chèo, xuồng máy, ghe câu, ghe cào tôm

a. Chỉ đặc điểm cấu tạo của sự vật, ví dụ: (xuồng) ba lá

b. Chỉ cách vận hành sự vật, ví dụ: (xuồng) chèo 

c. Chỉ công dụng của sự vật, ví dụ: (ghe) câu

Trả lời:

a. Chỉ đặc điểm cấu tạo của sự vật: xuồng năm lá, xuồng ba lá, xuồng tam bản

b. Chỉ cách vận hành sự vật: xuồng chèo, xuồng máy

c. Chỉ công dụng của sự vật: ghe câu, ghe cào tôm

Trả lời:

Các từ giống nhau về mặt đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa biểu đạt khái quát gọi là từ loại. Từ loại được chia thành nhiều loại. Cơ bản trong hệ thống Tiếng Việt gồm có: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, chỉ từ, số từ, lượng từ…Ngoài ra còn có quan hệ từ, tình thái từ, phó từ…Các từ loại thường gặp. Danh từ là từ loại để nói về các sự vật, hiện tượng hay gọi tên con người, sự vật, khái niệm, đơn vị. Danh từ thường đảm nhiệm chủ ngữ trong câu. Động từ là từ loại chỉ các hành động, trạng thái của sự vật và con người. Động từ thường làm vị ngữ trong câu.Tính từ là từ loại chỉ đặc điểm, tính chất, màu sắc, trạng thái của sự vật, hiện tượng. Từ loại tiếng Việt rất đa dạng và phong phú.

– Thuật ngữ: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, chỉ từ, số từ, lượng từ

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 933

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống