Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Soạn bài: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên SachGiaiBaiTap)
* Chuẩn bị đọc
Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao viết về hình ảnh hoa sen.
Trả lời:
Bài ca dao số 1
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Bài ca dao số 2
Thân chị như cánh hoa sen,
Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào.
Lạy trời cho cả mưa rào,
Cho sấm, cho chớp, cho bão to gió lớn,
Cho sen chìm xuống, bèo trèo lên trên!
Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn, … ) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Trả lời:
Bài ca dao trên là một bài thơ hay. Chỉ bằng những câu từ mộc mạc, giản dị kèm theo thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của ông cha ta nhưng đã kết hợp được khéo léo, tự nhiên, làm nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức. Mượn hình ảnh ẩn dụ “bông sen”, tác giả dân gian đã thổi hồn, gửi gắm tình cảm, tâm tư để bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm và sự thanh khiết, trong sạch của mình. Ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như điệp từ, sử dụng một số từ loại để lột tả được cây sen. Và câu thơ nhịp nhàng, thanh điệu cũng gợi cảm xúc lớn trong lòng người đọc.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Theo dõi: Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.
Trả lời:
Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen. Từ “chen” nói lên sự kết hợp chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở.
2. Liên hệ: Em biết gì về hình ảnh hoa sen trong bài ca dao khác?
Trả lời:
Sen là loài hoa đại diện cho sự thuần khiết, thanh cao nên hình ảnh hoa sen được trưng bày trong nhà hoặc đeo những phụ kiện hình ảnh này như chiếc vòng tay hoa sen sẽ khiến tâm bạn được thanh tịnh, nhẹ nhàng hơn
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Nghị luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy xác định mối quan hệ giữa các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:
Trả lời:
Ý kiến nhỏ 1. 1: Câu thứ nhất: Vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen trong đầm
Ý kiến nhỏ 1. 2: Câu thứ hai: Miêu tả từng bộ phận của cây sen
Ý kiến nhỏ 1. 3: Câu thứ ba: Câu chuyển
Ý kiến lớn 2: Những triết lí sống sâu sắc được gửi gắm một cách rõ nhất ở câu thứ tư.
Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến.
Trả lời:
Các lí lẽ, bằng chứng được dùng để làm sáng tỏ cho ý kiến gốm có:
– Tác giả dân gian khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn cùng trạng ngữ “trong đầm”.
– Liệt kê các bộ phận cây sen theo quan sát từ ngoài vào trong, ý nghĩa của từ “lại” và “chen”
– Sự chuyển đổi khéo léo của các trật tự từ, hình ảnh
– Giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của câu thơ thứ tư.
Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.
Trả lời:
Văn bản được viết ra nhằm mục đích đưa ra các ý kiến bàn luận vẻ đẹp của hoa sen qua bài ca dao. Nội dung chính là bình luận vẻ đẹp của hoa sen từ cụ thể đến tượng trưng qua cách thể hiện của bài ca dao.
Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện các mục đích của văn bản?
Trả lời:
Theo em không thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, nhỏ. Vì cách sắp xếp trật tự theo từng câu văn như vậy là hợp lí thể hiện nội dung.
Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?
Trả lời:
Dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản phân tích một tác phẩm văn học:
– Có lí lẽ, dẫn chứng
– Kết hợp phân tích và nêu cảm nhận về một bài ca dao.
Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Trả lời:
Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – mẫu 1
Bài ca dao gợi lên một cái gì đó rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội cũ cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sĩ của nó.
Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân sống gần sen, hiểu sen và yêu quý sen nhất. Họ đã đưa hoa sen vào ca dao, mượn vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.
Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – mẫu 2
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Như chúng ta đã biết, ca dao không chỉ là món ăn tinh thần của nhân dân Việt Nam mà nó còn là những bài học triết lý sống sâu sắc mà ông cha ta để lại. Trong đầm gì đẹp bằng sen chính là một bài ca dao như thế. Nó không chỉ ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của bông hoa sen mà ẩn sâu trong đó cha ông ta muốn nhắc nhở chúng ta về một triết lí sống cao đẹp. Như bông hoa sen gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn, con người cũng phải giữ cho mình luôn trong sạch dù trong hoàn cảnh xấu. Đó là một bài học đắt giá về đạo lý làm người, một nét đẹp của con người Việt Nam vừa đẹp, vừa thanh cao cũng công chính, liêm minh. Vì vậy, chúng ta cũng phải lưu giữ, phát huy những truyền thống đạo lý tốt đẹp đó bằng việc lưu giữ các bài ca dao mà ông cha ta để lại.
Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – mẫu 3
Không biết ca dao xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo đã nên giá trị muôn đời. Hình ảnh hoa sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa đã phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội phong kiến thời suy tàn. Người dân lao động thì lại giống như những bông sen thanh khiết kia, luôn giữ được tâm hồn cao đẹp, lương thiện dù cho cuộc sống có khổ cực, khó khăn đến mức độ nào. Với bức tranh tuyệt mỹ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.