Bài 7: Trí tuệ dân gian (tục ngữ)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Mối quan hệ giữa tục ngữ trong văn chương. 

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu như thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét dài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?

Trả lời: 

Đó là cái rét lại giữa trời mùa nóng, rét Tháng Ba nên sẽ không phải rét đậm rét hại. 

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu trả lời của tia nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn?

Trả lời: 

Câu trả lời giúp em hiểu được rằng những tài sản chim cá tuy của tự nhiên nhưng con người cũng phải đóng thuế để bảo vệ nó. 

Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước …” …xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương. 

Trả lời: 

Việc sử dụng tục ngữ trong văn bản giúp diễn đạt thêm phong phú, cùng với đó làm tăng tính gợi cảm trong văn bản, cô đúc suy nghĩ. 

Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương: Bảy nổi ba chìm, Phải duyên phải kiếp…

Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước …” – xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?

Trả lời: 

Đọc hai văn bản, em rút ra được lưu ý khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ là phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể và hiểu được ý nghĩa của từng tục ngữ để sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 896

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống