Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Bản đồ dẫn đường: Trong cuộc sống, mỗi người tự lựa chọn con đường của mình nhằm đạt được mục đích đã xác định.
– Hãy cầm lấy và đọc: Nhu cầu và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống con người, cách chọn sách, cách đọc, biện pháp khắc phục sự xuống cấp của văn hóa đọc.
– Nói với con: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽvới quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Văn bản: Bản đồ dẫn đường:
– Tấm bản đồ là cách nhìn về cuộc đời, con người
+ Lí lẽ: Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người tất yếu sẽ hình thành ở mỗi chúng ta, được truyền từ bố mẹ, được điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay kinh nghiệm bản thân. Nếu có hai cách nhìn cuộc đời và con người không giống nhau một cách nhìn tin tưởng, lạc quan; một cách nhìn thiếu tin tưởng, bi quan tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời.
+ Bằng chứng: Câu chuyện về sự khác nhau trong cách nhìn đời của mẹ “ông” và của bản thân “ông” dẫn đến hai quan điểm sống khác nhau.
– Tấm bản đồ là cách nhìn nhận về bản thân
+ Lí lẽ: Đoạn văn đặt ra hàng loạt câu hỏi để triển khai ý “nhìn nhận về bản thân”: Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? Tôi có quá yếu đuối và dễ dàng bị người khác làm cho tổn thương? Khi gặp khó khăn, tôi sẽ gục ngã, hay chiến đấu một cách ngoan cường? Người viết lí giải: Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí minh.
+ Bằng chứng: Câu chuyện về chính cuộc đời ông: Sau vụ tai nạn, ông đã có thay đổi đáng kể để từ đó hiểu mình là ai, ý nghĩa cuộc sống là gì.
* Văn bản: Hãy cầm lấy và đọc:
STT |
Đoạn văn |
Tóm lược ý kiến |
Đoạn 1 |
từ Tương truyền đến thời trung đại |
Câu chuyện về việc lĩnh hội sứ mệnh đọc sách, nghiên cứu của Thánh Au-gu-xtinh. |
Đoạn 2 |
từ Vượt qua tính chất huyền bí đến không dễ nhận ra |
Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người. |
Đoạn 3 |
từ Em hãy cẩm lấy và đọc đến một cuốn sách hay |
Sự khuyến khích đọc sách đến từ những người có trách nhiệm với ta. |
Đoạn 4,5,6 |
từ Không phủ nhận vai trò đến Hơ-bớt Mác-kia-dơ đã nói |
Sự kì diệu của sách và tác dụng to lớn của việc đọc sách. |
Đoạn 7 |
từ Thời nay, với sự xuất hiện đến những giá trị tinh thần |
Đọc sách trong điều kiện thay đổi hình thức sách. |
Đoạn 8 |
từ Lâu nay, chúng ta thường được nghe đến vẫn là vô ích |
Giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hoá đọc. |
Đoạn 9, 10 |
tử Sách sinh ra không phải để được trưng bày đến cầm lấy và đọc |
Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách. |
– Những lí lẽ được đưa ra: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy hổi đáp, phản biện,…).
– Bằng chứng để củng cố cho lí lẽ: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người; nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm…
Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Từ bao đời nay, vai trò của sách đối với đời sống xã hội ngày càng được nâng cao. Sách không đơn thuần chỉ là một vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, giá trị tinh thần vô giá: Sách – Người bạn đường. Sách là một kho tàng về tri thức, là sản phẩm của xã hội văn minh, phát triển. Đã từ lâu, sách đi vào cuộc sống của mỗi con người, sách là nơi ghi lại, lưu trữ những điều hiểu biết của con người và ở đó cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với con người. Nhờ đọc sách, chúng ta biết cách đối nhân xử thế, để làm giàu ngôn từ, nắm bắt tâm lý con người, hướng con người sống tích cực. Sách hay sẽ giúp ta mở mang kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, là cách để nối liền quá khứ – hiện tại và mở ra tương lai.
Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Lựa chọn câu nói: Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này bao gồm cả cách nhìn vè con người.
– Dàn ý:
Mở đầu: Giới thiệu vấn đề Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này bao gồm cả cách nhìn vè con người.
Triển khai: Tấm bản đồ là cách nhìn về cuộc đời, con người
+ Lí lẽ: Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người tất yếu sẽ hình thành ở mỗi chúng ta, được truyền từ bố mẹ, được điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay kinh nghiệm bản thân. Nếu có hai cách nhìn cuộc đời và con người không giống nhau một cách nhìn tin tưởng, lạc quan; một cách nhìn thiếu tin tưởng, bi quan tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời.
+ Bằng chứng: Câu chuyện về sự khác nhau trong cách nhìn đời của mẹ “ông” và của bản thân “ông” dẫn đến hai quan điểm sống khác nhau. (trong văn bản Bản đồ dẫn đường)
Kết thúc: Liên hệ bản thân. Lời cảm ơn, ….
Câu 5 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Hai văn bản nghị luận:
+ Văn bản: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
+ Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
Văn bản |
Vấn đề được bàn luận |
Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng |
Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) |
Sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. |
– Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. – Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả. |
Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) |
Đức tính giản dị mà sâu sắc trong đời sống, trong quan hệ với mọi người và lối nói viết là một vẻ đẹp cao quý trong con người Bác. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. |
– Nhận định chung đức tính giản dị của Bác. – Những biểu hiện đức tính giản dị: Bữa cơm, lối sống, quan hệ với mọi người, Nói và viết, …. |