Bài 7: Thế giới viễn tưởng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

– Nếu là một nhà phát minh trong tương lai, em muốn chế tạo những sản phẩm khoa học:

+ Cỗ máy điều khiển sự vật bằng suy nghĩ.

+ Khinh khí cầu không gian.

+ Cỗ máy vượt thời gian.

+ Gương thông minh kiểm tra sức khỏe.

+ …

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

– Nhận định trên cho em thấy:

+ Đại dương có vai trò rất quan trọng vì nó là nơi khởi nguồn của sự sống cho con người, cho vạn vật trên Trái Đất.

+ Đại dương là nơi rộng lớn; ẩn chứa những điều mới mẻ, kì thú.

+ Đại dương là nơi để vạn vật có thể sinh sôi, nảy nở và phát triển.

+…

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Suy đoán: Con cá thiết kình này có gì khác thường?  

– Cá thiết kình này có thể phát ra ánh điện: “ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt”.

2. Theo dõi: Chú ý chi tiết miêu tả sự xuất hiện của con cá.  

 “một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét”.

 “Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ!”

 “Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.”

 “[…] con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.”

 “hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét…cách thở của cá thiết kình”.

→ Như vậy, con cá này rất to lớn, lạ và khó xác định.

3. Theo dõi: Cuộc đuổi bắt con cá của chiếc tàu chiến. 

+ “Chân vịt bắt đầu quay. Tàu Lin-côn lao thẳng về phía con cá.”

+ “Cuộc đuổi bắt kéo dài ít nhất bốn mươi lăm phút, nhưng tốc độ chiếc tàu không cho phép nó theo kịp con cá”.

+ Lò hơi hoạt động mạnh, chân vịt bắt đầu quay bốn mươi ba vòng một phút. Đồng hồ chỉ tốc độ mười tám phẩy năm hải lí một giờ […]

+ “Trong suốt một giờ, chiếc tàu chiến không tiến gần thêm được một sải.”

+ Con cá nằm yên…Thuyền trưởng Phác-ra-guýt ra lệnh tàu chạy từ từ để đối thủ khỏi thức giấc. Nét lên lại vị trí chiến đấy, tàu Lin-côn lặng lẽ tới cách con cá bốn trăm mét.

+ Khi tàu cách con cá hơn sáu mét, cánh tay Nét bỗng giơ cao, phóng mũi lao sắt lên không trung, một tiếng kêu lanh lảnh phát ra như tiếng kim loại chạm nhau.

4. Dự đoán: Mũi lao đã đâm trúng vật gì?  

– Quái vật được bọc bởi các tấm thép.

– Một con cá thiết kình bọc thép khổng lồ.

– Tàu ngầm.

-…

5. Hình dung: Hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm.  

– Được thiết kế với kích thước to và thon dài. 

– Xung quanh được bao bọc bởi thép. 

– Hai bên có vây lái được điều khiển bằng hệ thống điện. 

– Bên trên có tháp điều khiển chứa ống nhòm để quan sát và di chuyển.

6. Đối chiếu: Điều em đã dự đoán khi đọc phần (2) của văn bản có phù hợp với điều được các nhân vật khám phá ở đây không?  

– Có phù hợp: là một chiếc tàu ngầm – “do bàn tay con người tạo ra […] chúng tôi đang nằm trên một chiếc tàu ngầm kì lạ”.

– Không phù hợp: nó không phải là một quái vật hay con cá thiết kình bọc thép – “cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là quái vật, là hiện tượng kì lạ của thiên nhiên […] chúng tôi đang nằm trên một chiếc tàu ngầm kì lạ trông tựa một con cá bằng thép khổng lồ.”

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản trích từ chương 6 và chương 7 của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng gồm 47 chương “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. Nội dung tác phẩm kể về chuyến phiêu lưu dưới đáy đại dương của giáo sư Pi-e A-rôn-nác, chuyên gia nghiên cứu về tự nhiên và hai cộng sự của ông trên con tàu ngầm Nau-ti-luýt của thuyền trưởng Nê-mô. 

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

– Cá thiết kình này có thể phát ra ánh điện: “ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt”.

– “một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét”.

– “Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ!”

– “Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.”

– “[…] con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.”

– “hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét…cách thở của cá thiết kình”.

– “Thân nó rắn như đá, không mềm như cá voi”.

– […] cái lưng đen bóng, nơi tôi đang đứng nhẵn thín, phẳng lì chứ không có vảy”.

– “Gõ xuống, nó kêu boong boong, và lạ thay, nó được ghép lại bằng thép lá.”

→ Như vậy, con cá này rất to lớn, lạ và khó xác định.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Không gian: trong khoang chiếc tàu ngầm và sau đó là dưới đáy biển sâu. 

– Lúc ấy, chiếc tàu ngầm tối tân và hiện đại được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng khiến họ vô cùng kinh ngạc; bởi điện chưa phải là năng lượng chủ yếu của công nghiệp thời bấy giờ (những năm 60 của thế kỉ XIX).

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Đây hẳn là ước mơ chinh phục đáy biển sâu của Giuyn Véc-nơ và những người đương thời. 

– Ngày nay nhân loại vẫn đang không ngừng nỗ lực để đạt được ước mơ ấy: không chỉ khám phá đáy biển mà còn du hành quanh thế giới dưới biển sâu.

Câu 4 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở khoa học về công nghệ chế tạo tàu biển. Vào thời điểm Giuyn Véc-nơ cho ra đời tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển, thế giới đã có tàu chạy dưới mặt nước nhưng vô cùng thô sơ (di chuyển chậm nhờ mái chèo), không hiện đại và tối tân như tàu ngầm Nau-ti-luýt (chạy bằng động cơ điện với vận tốc rất cao). 

Câu 5 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời là vị giáo sư, trực tiếp xuất hiện và tham gia vào diễn biến cốt truyện, vì thế câu chuyện về chiếc tàu ngầm tối tân được kể lại mang tính khoa học cao. Những kiến thức hay lập luận của nhân vật người kể chuyện về các vấn đề kĩ thuật, công nghệ và đại dương vừa đảm bảo tính chính xác và tuân theo lô-gíc khoa học, vừa đảm bảo sức hấp dẫn nhờ trí tưởng tượng phong phú của nhà văn. 

– Nếu để Nét-len hay Công-xây đảm nhiệm chức năng người kể chuyện thì câu chuyện sẽ thiếu đi sức hấp dẫn của những kiến thức uyên bác về kĩ thuật và thế giới tự nhiên qua điểm nhìn của một nhà khoa học.

Câu 6 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Thoạt tiên, khi nghe Nét Len nói là mũi lao không đâm thủng được da con quái vật, vị giáo sư đã “trèo lên lưng” con cá rồi “thử lấy chân gõ” và nhận thấy thân nó rắn như đá, không mềm như cá voi”. Sự thận trọng của một nhà khoa học khiến ông chưa dám khẳng định đó là vật gì, thậm chí ông còn băn khoăn với cái mai cứng như thế thì liệu đó có phải là “loài động vật thời cổ đại” như rùa hay cá sấu không. 

– Tiếp theo, điều nghi ngại được loại bỏ ngay bằng dữ liệu ông quan sát thấy vật đó có cái lưng đen bóng, “nhẵn thín, phẳng lì” và “không có vảy”. Sự suy đoán tiếp tục được khẳng định chắc chắn hơn qua thực nghiệm khi ông gõ vào vật đó và nghe thấy âm thanh kêu “boong boong” Và rồi khi tận mắt nhìn thấy những mối ghép của những tấm thép lá thì ông hoàn toàn khẳng định đây không phải là con quái vật như mọi người đồn thổi lâu nay, mà chính là một “hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay con người tạo ra” – chiếc tàu ngầm.

* Quá trình tư duy lô-gic trên có thể được hiển thị qua sơ đồ sau:

Câu 7 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển viết về đề tài phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai, một trong những đề tài của truyện khoa học viễn tưởng. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, tàu ngầm Nau-ti-luýt là một ý tưởng không tưởng. Chiếc tàu ngầm tối tân và hiện đại đã thực hiện chuyến thám hiểm kì thủ dưới đáy biển sâu. Đề tài về phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai luôn được các nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng quan tâm, dù bất cứ thời đại nào. Bạn đọc yêu thích thể loại này cũng say mê những câu chuyện về ý tưởng công nghệ mới. Ngày nay, chúng ta không ngạc nhiên về tàu ngầm nữa, nhưng nghiên cứu để tải tàn hoả tàu ngắm văn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia sở hữu đường bờ biển dài trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm tôi để chế tạo ra những thiết bị ngấm có thể lặn dưới biển ở độ sâu hàng nghìn mét nhằm phục vụ cho công cuộc khám phá thế giới dưới đáy đại dương đầy bí ẩn.

Câu 8 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Cùng chung tay bảo vệ môi trường Trái Đất nói chung, môi trường biển nói riêng ngay từ những việc nhỏ bé nhất hằng ngày như không dùng chai nhựa sử dụng một lần và túi ni lông. Trong tình hình chủ quyền biển đảo đang được đặt lên hàng đầu như hiện nay, nhận thức được vai trò của kinh tế biển và an ninh hàng hải. Bên cạnh việc phát triển lực lượng hải quân trên mặt biển và lực lượng kiểm ngư vững mạnh, tối tân hoá tàu ngầm cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo vệ môi trường biển khỏi các hoạt động gây mất an ninh hàng hải và chủ quyền biển đảo.

* Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.

Đoạn văn tham khảo:

Cuộc bắt cóc diễn ra trong nháy mắt. Chúng tôi chưa kịp hoàn hồn. Tôi không biết Công-xây và Nét Len cảm thấy thế nào, nhưng tôi thì sởn gai ốc trong cái nhà tù này. Tôi suy nghĩ, không biết những kẻ trong tàu này là ai? Bọn chúng có phải đám phỉ kiểu mới, tung hoành ngoài biển mới nổi gần đây hay không. Đang đắm chìm trong dòng suy nghĩ, thì có tiếng then cửa lách cách, cánh cửa mở ra, hai người bước vào. Một người lực lưỡng, vai rộng, đầu to với bộ tóc đen rối bù, còn một người trông có vẻ lanh lợi với cặp ria mép và đôi mắt sắc sảo. Chúng tiến lại gần chúng tôi, và nói một thứ ngôn ngữ kỳ lạ mà tôi không hề biết.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1066

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống