Bài 31

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

I. Về văn biểu cảm

Câu 1: Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong ngữ văn 7

Cổng trường mở ra của Lý Lan

Trường học của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài

Thư cho một người bạn hiểu về đất nước mình của I-ri-na Ki-xlô-va

Tấm gương của Băng Sơn

Tản văn Mai Văn Tạo của Mai Văn Tạo

Cây sấu Hà Nội của Tạ Việt Anh

Sấu Hà Nội của Nguyễn Tuân

Cây tre Việt Nam của Thép Mới

Người ham chơi của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Những tấm lòng cao cả của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

Mõm Lũng Cú tột Bắc của Nguyễn Tuân

Cỏ dại của Tô Hoài

Quà bánh tuổi thơ của Đặng Anh Đào

Tuổi thơ im lặng của Duy Khán

Kẹo mầm của Băng Sơn

Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam

Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương

Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng

Câu 2: Đặc điểm của văn biểu cảm:

– Văn biểu cảm chủ yếu viết ra để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết với đối tượng biểu cảm ( con người, cây cối, con vật, đồ vật, tác phẩm văn học,… )

– Bố cục 3 phần:

    + Mở bài: nêu đối tượng biểu cảm, khái quát cảm xúc ban đầu

    + Thân bài: nêu cảm nghĩ về đối tượng

    + Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc mà mình dành cho đối tượng

– Tình cảm thể hiện phải trong sáng, rõ ràng, chân thực.

Câu 3: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm

Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm. Do đó, ta không miêu tả cụ thể, hoàn cảnh chính mà chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng mà thôi.

Câu 4: Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm

Yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất lớn, nhất là khi kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức. Trong văn biểu cảm, cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc người ta nhớ lâu và suy nghĩ, cảm xúc về nó.

Câu 5: Cách biểu đạt tình cảm trong bài văn biểu cảm

Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, ta phải nêu lên tính chất, đặc điểm cơ bản, nổi bật của con người, sự vật, hiện tượng đó. Ta có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực.

Câu 6: Ngôn ngữ biểu cảm

Ngoài cách biểu cảm tình cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm, nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, điệp từ…

Click xem lại bài “Sài Gòn tôi yêu”

Câu 7:

Nội dung văn bản biểu cảm Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm…
Mục đích biểu cảm Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết
Phương tiện biểu cảm Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ…

Câu 8: Bố cục bài văn biểu cảm (xem lại câu 2 ở trên)

II. Về văn nghị luận

Câu 1: Các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ văn 7

Chống nạn thất học của Hồ Chí Minh

Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội của Bằng Sơn

Hai biển hồ

Học thầy, học bạn của Nguyễn Thanh Tú

Ích lợi của việc đọc sách của Thành Mĩ

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh

Học cơ bản mới có thể thành tài lớn của Xuân Yên

Sự giàu đẹp của tiếng Việt của Đặng Thai Mai

Tiếng Việt giàu và đẹp của Phạm Văn Đồng

Đừng sợ vấp ngã

Không sợ sai lầm của Hồng Diễm

Có hiểu đời mới hiểu văn của Nguyễn Hiến Lê

Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng

Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc của Phạm Văn Đồng

Ý nghĩa của văn chương của Hoài Thanh

Lòng khiêm tốn của Lâm Ngữ Đường

Lòng nhân đạo của Lâm Ngữ Đường

Óc phán đoán và óc thẩm mĩ của Nguyễn Hiến Lê

Tự do và nô lệ của Nghiêm Toản

Câu 2:

– Trên báo chí, văn bản nghị luận xuất hiện dưới những dạng bài xã luận, diễn đàn, bàn về…

– Trong sách giáo khoa, văn bản nghị luận xuất hiện dưới những dạng bài làm văn nghị luận, hội thảo chuyên đề…

Câu 3: Yếu tố cơ bản trong bài văn nghị luận

– Luận điểm là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.

– Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới giúp cho luận điểm có sức thuyết phục.

– Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

Câu 4:

– Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định). Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế, mới có sức thuyết phục.

Câu a và câu d là luận điểm.

Câu b là câu cảm thán.

Câu c là một luận đề, chưa phải là luận điểm.

– Luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ là hoặc có (phẩm chất, tính chất… nào đó)

Câu 5:

– Nói như vậy là không đúng, người nói tỏ ra không hiểu cách về làm văn chứng minh.

– Chứng minh trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải để dẫn chứng thể hiện được điều mình muốn chứng minh.

– Câu ca dao trên làm theo thể thơ lục bát, tiêu biểu cho sự giàu đẹp về thanh điệu của tiếng Việt. Tuy nhiên, cần phân tích diễn giải thì câu ca dao mới có giá trị chứng minh.

Câu 6:

– Giống nhau: cùng nói về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

– Khác nhau: về nhiệm vụ

    + (a): là đề giải thích làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết về câu tục ngữ này. Câu tục ngữ này có nghĩa là gì, rút ra bài học gì?

    + (b): là đề chứng minh, dùng những lập luận, bằng chứng cụ thể để chứng minh bài học của câu tục ngữ này là đúng.

– Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau:

    + Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.

    + Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy.

III. Đề văn tham khảo

Đề 1:

* Lợi – hại khi ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,… một cách quá mức:

– Lợi : tác dụng giải trí.

– Hại :

   + Dành quá nhiều thời gian làm lãng phí thời gian học tập, thời gian cho các hoạt động cần thiết.

   + Hại sức khỏe : Các hoạt động trò chơi, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh, liên tục.

   + Trò chơi điện tử đôi khi gây “nghiện”, gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại : bỏ bê học tập, không quan tâm người thân, bạn bè làm mất tình cảm, …

* Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận :

– Thiên nhiên rất rộng lớn, có thể là đồng cỏ xanh, là bầu trời nắng gió, … Những hàng cây xanh ngày ngày thải ô-xi cho chúng ta hít thở không khí trong lành hơn. Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe, ..

– Thiên nhiên đem cho ta những hiểu biết vô tận về thế giới, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng các loài động vật.

– Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.

* Chúng ta nên sống gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, giảm bớt những trò chơi điện tử vô bổ, những bài hát, bộ phim, không quá say mê vào chúng.

Đề 2:

* Giải thích các từ Hán Việt :

Nhất, nhị, tam: chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

canh: làm canh tác

trì, viên, điền: theo thứ tự là ao, vườn, ruộng

* Nghĩa của câu tục ngữ :

– Giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông : Làm ao, tức là nuôi cá, tôm sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn (trồng hoa quả), cuối cùng là làm ruộng (trồng lúa, hoa màu).

– Lời khuyên : Trong kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu nhanh thì nên ưu tiên làm nuôi cá, tiếp làm vườn rồi làm ruộng. Hay có thể kết hợp cả ba kiểu loại. Nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.

Đề 3:

– Nhân vật Phan Bội Châu chỉ im lặng, với nụ cười ruồi thoáng qua “kín đáo, vô hình” là bởi, sự im lặng đó, nụ cười, thần thái đó biểu lộ sự khinh bỉ cực độ, cũng thể hiện bản lĩnh kiên cường của một nhà cách mạng.

– “cái im lặng dửng dưng” của Phan Bội Châu làm cho Va-ren sửng sốt cả người vì “Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu”, họ không bao giờ cùng tư tưởng, chí hướng, không bao giờ đi chung một con đường.

Đề 4:

– Nỗi oan hại chồng.

– Nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ:

   + Nỗi oan của Thị Kính luôn bị nhục mạ bằng lời của Sùng bà, toàn những lời chê bai cái nghèo, gia đình nông dân của Thị Kính : “nhà bà đây cao môn lệnh tộc”, “giống phượng giống công”; chê cái loại “mèo mả gà đồng”, “con nhà cua ốc”, …

   + Người cha Mãng ông bị dúi ngã bởi Mãng ông – một hành động đẩy nỗi đau lên cực điểm.

Đề 5:

a. Các trạng ngữ trong đoạn văn: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng. Công dụng của trạng ngữ : xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc, làm nội dung câu được đầy đủ.

b. Một trường hợp dùng cụm C-V làm thành phần của cụm từ: một lòng / nồng nàn yêu nước. Cụm C-V làm vị ngữ của câu.

c. Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ: lòng nồng nàn yêu nước. Câu nếu không đảo sẽ là: lòng yêu nước nồng nàn.

Tác dụng của phép đảo: nhấn mạnh hơn mức độ “nồng nàn” của tình yêu nước.

d. Trong câu cuối, tác giả đã dùng hình ảnh làn sóng mạnh để thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước. Việc sử dụng hình ảnh giúp sự liên tưởng trở nên cụ thể, rõ ràng hơn, sức mạnh như có hình dạng rõ ràng.

e. Trong câu cuối đoạn có một loạt động từ: kết thành, lướt qua, nhấn chìm. Các động từ được sử dụng rất thích hợp. Động từ “kết thành” thể hiện sự đoàn kết, sự liên kết chặt chẽ; “lướt qua” thể hiện sự nhẹ nhàng, dễ dàng vượt qua nguy hiểm, khó khăn; “nhấn chìm” là động từ dành cho những kẻ thù cướp nước, bán nước, chúng đáng bị đánh bại mạnh mẽ như vậy.

Đề 6:

a. – Câu mở đoạn : “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước“.

– Câu kết đoạn : “Những cử chỉ đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước

b. Tác dụng của biện pháp liệt kê với việc chứng minh luận điểm cơ bản : diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những hành động, những khía cạnh cho luận điểm chính.

c. Giữa hai vế được liên kết theo mô hình “Từ…đến…” có mối liên hệ với nhau. Các đối tượng trong đó đều là những công dân, người con của đất mẹ Việt Nam, có trách nhiệm chiến đấu bảo vệ cho đất nước.

d. Đoạn văn tham khảo có sử dụng ba lần mô hình “từ … đến …”:

Từ xưa đến nay, hiếu học vẫn luôn là một truyền thống được lưu giữ và phát huy. Từ những cụ già tóc bạc đến những cháu nhi đồng, từ người trí thức đến người nông dân, từ những anh lính sa trường đến những cô gái dệt tơ kén sợi, ai ai cũng nhận thức được sự quan trọng của việc học. Học là việc cả đời, học để hiểu biết, học để xây dựng đất nước.

Đề 7:

a. – Câu văn nêu luận điểm : “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay“.

– Câu văn làm nhiệm vụ giải thích luận điểm là các câu còn lại của đoạn văn đó.

b. Tác giả đã giải thích vè cái hay, cái đẹp của tiếng Việt : hài hòa về âm hưởng, thanh điệu, cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu; có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng người Việt, thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa qua lịch sử.

Hai phần này có liên quan đến nhau, cái đẹp cũng đồng hành cùng cái hay.

Đề 8:

a. Chọn ý thứ 3.

b. Chọn ý thứ 2.

c. Chọn ý thứ 3.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1053

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống