Bài 7

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

* Bố cục: 12 câu chia làm 3 khổ thơ.

– khổ 1 (4 câu đầu): nỗi trống trải của lòng người trước cuộc chia ly.

– khổ 2 (4 câu tiếp): nót xót xa khi cách mấy nghìn trùng.

– khổ 3 (câu còn lại): nỗi sầu trước cảnh vật.

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Thể thơ song thất lục bát là sự sáng tạo của người Việt.

– Bốn câu hợp thành một khổ: hai câu 7 chữ (song thất), hai câu 6- 8 (lục bát)

– Không hạn định về độ dài bài thơ

Hiệp vần: chữ cuối của câu 7 trên vần dưới với chữ thứ 5 câu 7 phía dưới

     + Chữ cuối của câu 6 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu 8

     + Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 khổ tiếp theo

Câu 2 (Trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bốn câu thơ đầu: Cảnh chia ly của chinh phu và chinh phụ

     + Người phụ nữ đưa tiễn chồng với nỗi buồn vạn dặm

     + Sử dụng phép đối: chàng đi- thiếp về

→Sự chia lìa trở thành hiện thực khắc nghiệt không thể níu kéo, thay đổi

     + Hình ảnh: mây biếc, núi xanh – sự chia cắt, khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người

Câu 3 (Trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Các địa danh như Hàm Dương, Tiêu Dương trong bài đều mang tính ước lệ

     + Người chinh phụ hoang mang trong câu hỏi “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”

→Khoảng cách trở nên mơ hồ, không đong đo đếm được

– Các phép đối, lặp từ, đảo từ đều mang ý nghĩa diễn tả nỗi đau chia ly của người chinh phụ khi ngóng chồng

     + Nối nhớ mong đau đáu của người chinh phụ chỉ gom lại bởi hai địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương

     + Người chinh phụ yêu chồng nên hình dung rõ rệt về sự mong ngóng của chồng về mình: chàng ngoảnh lại – thiếp trông sang

→Sự xa cách về không gian vật lý càng làm cho tình cảnh chia ly thêm sầu thảm

Câu 4 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bốn câu thơ cuối: Diễn tả khoảng cách giữa hai người (một ngàn dâu thăm thẳm)

– Hình ảnh ngàn dâu được lặp đi lặp lại trong bài là cách diễn đạt, sử dụng tài tình

Xanh xanh… ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt

– Hình ảnh người chinh phu với khoảng cách vô tận, tới khi trông lại chỉ thấy “xanh mấy ngàn dâu”

– Chàng ngoảnh lại, thiếp trông sang chỉ còn thấy một màu xanh, mơ hồ, huyền ảo

Nỗi sầu muộn của người chinh phụ, nỗi xót xa dâng đầy “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”

→Hình ảnh người chinh phụ đau đáu trông theo, màu xanh xanh trở thành xanh ngắt choán hết không gian và tâm trí

Câu 5 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Điệp ngữ trong đoạn thơ: Tiêu Tương- Hàm Dương, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh xanh – xanh ngắt – Diễn tả khoảng cách nghìn trùng giữa hai người

– Tạo âm điệu trầm buồn, phù hợp với nỗi sầu ly biệt của người chinh phụ

– Diễn tả nỗi xót xa, nỗi mong ngóng khắc khoải giữa hai người

Câu 6 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Đoạn thơ có cách sử dụng ngôn từ điêu luyện- đặc biệt cách dùng từ ngữ

→Diễn tả tài tình, sinh động và tinh tế tâm trạng nhớ thương da diết, đau xót tột cùng của người chinh phụ khi xa chồng

– Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy người dân vào cảnh lầm than, khổ cực

– Thể hiện niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ xưa.

Luyện tập

Bài 1 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)

a, Những từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt

b, Nghĩa của các từ xanh được sử dụng trong bài khác nhau về mức độ cũng như tính chất

     + Biếc: xanh lam pha xanh lục nhìn thích mắt. Màu xanh nhẹ nhàng

     + Xanh xanh: từ láy, diễn tả màu xanh nhạt hơi đậm, bao phủ trên diện rộng

     + Xanh ngắt: xanh thuần trên một vùng diện tích rộng

c, Mức độ của màu xanh tăng tiến dần nhằm:

– Màu gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm, mênh mông, nơi gửi gắm và lan tỏa nỗi sầu ly biệt

– Diễn tả khoảng cách ly biệt của lứa đôi ngày càng lớn

– Nỗi buồn tới cao độ của người chinh phụ khi xa chồng

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1039

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống