Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
1. Đọc
a. Đọc đoạn thơ
b. Chọn phương án đúng
Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Chọn đáp án: C
Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Chọn đáp án: C
c. Thực hiện bài tập
Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ:
+ “vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”
+ “lòng vẫn thương nhớ cây…”
+ “tôi yêu đất nước này như thế”
+ “như yêu cây cỏ…”
+ “như yêu mẹ tôi…”
+ “yêu một giọng hát hay”
Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Hình ảnh đất nước hiện lên trong cảm nhận của nhà thơ là một đất nước chịu can đảm, mạnh mẽ: “như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương” dù trải qua nhiều đau thương, mất mát của chiến tranh, của sự nghèo khổ: “căn nhà dột phên”
Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Biện pháp tu từ: ẩn dụ
– Tác dụng: tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho câu thơ cũng như bài thơ
Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Các dòng thơ “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió/ vẫn yêu nhau trong từng hơi thở” gợi cho em những liên tưởng về đất nước, con người Việt Nam là: Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù có khó khăn, gian khổ thì con người Việt Nam ta vẫn luôn mạnh mẽ, kiên cường, luôn đoàn kết, yêu thương và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn.
2. Viết
Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với đất nước, con người được bộc lộ trong đoạn trích trên.
Đoạn văn tham khảo
Nhà thơ là một người con của đất nước Việt Nam tươi đẹp. Đọc đoạn trích, em thấy vô cùng ngưỡng mộ, trân trọng tình cảm mà nhà thơ dành cho đất nước mình. Dù “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió” thì “vẫn yêu nhau trong từng hơi thở” . Điều này có nghĩa rằng, nhà thơ luôn yêu mến, tự hào về đất nước Việt Nam: một đất nước kiên cường trong chiến tranh, đất nước có những con người chịu thương chịu khó, đoàn kết và yêu thương lẫn nhau. Đoạn trích trên đã để lại một thông điệp rất quý báu cho con người trong xã hội hiện nay. Đó chính là tình yêu quê hương đất nước luôn phải thường trực trong mỗi con người. Từ đó gợi cho chung ta những trách nhiệm cao cả của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Chúng ta, hãy nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào về đất nước. Hãy trau dồi tri thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức để góp phần xay dựng một đất nước hùng mạnh.
3. Nói và nghe
Câu hỏi (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Quê hương là đề tài muôn thủa trong thi ca, Hữu Thỉnh cũng góp thêm vào đề tài ấy bài thơ “Chiều sông Thương”. Bài thơ được làm theo thể 5 chữ, giàu vần điệu nhạc điệu, lời thơ thanh nhẹ, hình tượng đẹp, trong sáng, cảm xúc dào dạt, bâng khuâng, mênh mang. Dòng sông Thương quê mẹ êm đềm yên ả “nước vẫn nước đôi dòng”, một buổi chiều mùa gặt, trăng non lấp ló chân trời, rất thơ mộng hữu tình, “chiều uốn cong lưỡi hái”. Một câu thơ, một hình ảnh rất thơ, rất tài hoa. Cánh buồm, dòng sông, đám mây, đều được nhân hóa, mang tình người và hồn người, như đưa đón, như mừng vui gặp gỡ người đi xa trở về. Cảnh vật đồng quê, từ đường nét đến sắc màu đều tiềm tàng một sức sống ấm no, chứa chan hi vọng. Là những nương “mạ đã thò lá mới – trên lớp bùn sếnh sang”, là những ruộng lúa “vàng hoe” trải dài, trải rộng ra bốn bên bốn phía chân trời mênh mông, bát ngát. Là dòng sông thơ ấu chở nặng phù sa, mang theo bao kỉ niệm, bao hoài niệm “Hạt phù sa rất quen – Sao mà như cổ tích. Chàng trai về thăm quê xúc động, khẽ cất lên lời hát. Tình yêu quê hương dào dạt dâng lên trong tâm hồn. Câu cảm thán song hành với những điệp từ điệp ngữ làm cho giọng thơ trở nên bồi hồi, say đắm. Bức tranh quê nhà với bao sắc màu đáng yêu: Ôi con sông màu nâu/ ôi con sông màu biếc”. Cảnh sắc quê hương càng hữu tình, nên thơ càng thấy được tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.