Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

* Mạch lạc và liên kết (biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết) 

Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các nhiệm vụ ở dưới:

Đoạn thứ nhất: (1) Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? (2) Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. (3) Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đây hiếm nguy. (4) Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. (5) Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó.

Đoạn thứ hai: (1) Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông. (2) Những gì ông thấy không giống như lời mẹ ông nói. (3) Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh, (4) Ông thấy cuộc đời là chốn bình yên và an toàn. (5) Kết quả là ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình. (6) Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. (7) Mỗi khi ông và mẹ trò chuyện về một người nào đó và ông khen ngợi họ dễ thương, tốt bụng, thế nào mẹ ông cũng ngán ngẩm: “Cứ chờ mà xem!”.

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

• Câu tóm tắt đoạn thứ nhất: Ông nhớ lại cách nhìn cuộc đời của mẹ ông và bố ông.

• Câu tóm tắt đoạn thứ hai: Ông luôn tin tưởng mọi người, ngược lại, mẹ ông thì luôn hoài nghi.

→ Do tất cả các câu trong đoạn văn cùng tập trung thể hiện một chủ đề, giữa các câu có sự liên kết về hình thức.

Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

• Ở đoạn thứ nhất: 

+ Câu (2) gắn với câu (1) bằng lặp từ ngữ (bản đồ dẫn đường của cháu – tấm bản đồ của ông); 

+ câu (3) gắn với câu (2) bằng lặp từ (ông); 

+ câu (4) gắn với câu (3) bằng đại từ thay thế (mẹ ông – bà) và bằng việc lặp lại từ ông; 

+ câu (5) gắn với câu (4) bằng từ ngữ thay thế (quan điểm đó thay cho một cụm dài nói về quan điểm của bà mẹ) và bằng việc lặp lại từ ông.

• Ở đoạn thứ hai: Tất cả các câu liền kề nhau đều gắn với nhau bằng cách lập từ ông.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Phương tiện đó chính là quan hệ tử nhưng – chữ đầu tiên nằm ở câu (1) của đoạn thứ hai. Bên cạnh đó, đoạn sau lặp lại từ quan điểm ở đoạn trước cũng có tác dụng liên kết.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

– Tập hợp thứ nhất: 2, 4, 1, 2, 3, kết quả sẽ là: (2) Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. (4) Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn để phòng, phải luôn cảnh giác. (1) Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? (5) Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó. (3) Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhận cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy.

– Tập hợp thứ hai: 7, 3, 4, 6, 1, 5, 2, kết quả: (7) Mỗi khi ông và mẹ trò chuyện về một người nào đó và ông khen ngợi họ dễ thương, tốt bụng, thế nào mẹ ông cũng ngán ngẩm: “Cứ chờ mà xem!”. (3) Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. (4) Ông thấy cuộc đời là chốn bình yên và an toàn. (6) Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. (1) Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông (5). Kết quả là ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình. (2) Những gì ông thấy không giống như lời mẹ ông nói.

– Có thể nhận thấy, ở tập hợp thứ nhất, một số câu kề nhau không còn phương tiện liên kết, nhưng quan trọng hơn, giữa chúng không có mối quan hệ về nội dung. Ở tập hợp thứ hai, về hình thức, phương tiện liên kết (lặp từ ông vẫn tồn tại, song giữa các câu không có sự liên hệ về nội dung. Cả hai đều không hề toát ra chủ đề gì, vì thế, đó không phải là hai đoạn văn, mà chỉ là hai tập hợp hỗn độn. 

Câu 5 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông. Những gì ông thấy không giống như lời mẹ ông nói, Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. Ông thấy cuộc đời là chốn bình yên và an toàn. Kết quả là ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình. Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. Mỗi khi ông và mẹ trò chuyện về một người nào đó và ông khen ngợi họ dễ thương, tốt bụng, thế nào mẹ ông cũng ngán ngẩm: “Cứ chờ mà xem!”

Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó.

→ Điều cần rút ra: bản thân mỗi đoạn không có gì thay đổi về ý nghĩa, nhưng hai đoạn giờ đây không còn quan hệ lô-gic. Dấu hiệu lộn xộn thể hiện rõ nhất ở chỗ: Câu chuyện về sự trái ngược trong cách nhìn cuộc đời, con người của mẹ và của ông đã kể xong ở đoạn trên, thì đến đoạn dưới mới nói: Ông sẽ kể cho cháu nghe… Nói như vậy không phù hợp với thực tế giao tiếp.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1111

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống