Bài 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

I. Thế nào là từ đồng nghĩa

1. – Đồng nghĩa với chiếu là rọi

– Đồng nghĩa với từ trông là nhìn

2. Các từ đồng nghĩa với các từ đã cho bên trên

– Trông coi, chăm nom…

– Trông mong, chờ, ngóng…

II. Các loại từ đồng nghĩa

Từ quả và từ trái đồng nghĩa hoàn toàn với nhau, có thể thay thế vị trí của nhau.

2. Nghĩa của 2 từ hi sinh và bỏ mạng trong hai câu:

     + Giống: cùng chỉ cái chết

     + Khác: nghĩa của từ hi sinh mang sắc thái trang trọng, nghĩa của từ bỏ mang có sắc thái mỉa mai, châm biếm

     + Hai từ này không thể thay thế cho nhau được

III. Sử dụng từ đồng nghĩa

– Trường hợp 1 có thể thay thế hai từ trái và quả cho nhau

– Trường hợp 2, không thể thay thế hai từ hi sinh và bỏ mạng cho nhau được

→ Các từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau

– Các từ đồng nghĩa không hoàn toàn không thể thay thế được cho nhau.

IV. Luyện tập

Bài 1 (Trang 115 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Từ Từ đồng nghĩa
Gan dạ Dũng cảm
Nhà thơ Thi sĩ
Mổ xẻ Phẫu thuật
Của cải Tài sản
Nước ngoài Ngoại quốc
Chó biển Hải cẩu
Đòi hỏi Yêu cầu
Năm học Niên khóa
Loài người Nhân loại
Thay mặt Đại diện

Bài 2 (Trang 115 sgk ngữ văn 7 tập 1)

– Máy thu thanh: ra-di-o

– Xe hơi: ô tô

– Sinh tố: vi-ta-min

– Dương cầm: pi-a-no

Bài 3 (trang 115 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Những từ đồng nghĩa:

– Tô- bát

– Cây viết – cây bút

– Ghe – thuyền

– Ngái – xa

– Mô – đâu

– Rứa – thế

– Tru – trâu

Bài 4 (trang 115 sgk ngữ văn 7 tập 1)

– Đưa – trao

– Đưa – tiễn

– Kêu – kêu ca

– Nói – cười, dị nghị

– Đi – mất, qua đời

Bài 5 (trang 115 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Các từ phía dưới đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng…

Ăn, xơi, chén Ăn: sắc thái bình thường, trung tính
Xơi: sắc thái lịch sự, xã giao
Chén: sắc thái thân mật, bỗ bã
Cho, tặng, biếu Cho: người cho có vai cao hơn hoặc ngang hàng
Tặng: không phân biệt ngôi thứ, người nhận, vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần
Biếu: sắc thái kính trọng, người biếu thường có vai thấp hơn
Yếu đuối, yếu ớt Yếu đuối: thiếu hụt về thể chất và tinh thần
Yếu ớt: hiện trạng thiếu hụt về sức khỏe
Xinh, đẹp Xinh: bình phẩm, nhận xét về dáng vẻ bên ngoài của trẻ con
Đẹp: được xem có mức độ cao hơn, toàn diện hơn.
Tu, nhấp, nốc Tu: uống nhiều, liền mạch, không lịch sự
Nhấp: nhỏ nhẹ, từ tốn khi uống
Nốc: uống vội vã, liên tục, thô tục

Bài 6 (trang 116 sgk ngữ văn 7 tập 1)

a, – thành quả

– thành tích

b, – ngoan cố

– ngoan cường

c, – nghĩa vụ

– nhiệm vụ

d, Giữ gìn

– Bảo vệ

Bài 7 (trang 116 sgk ngữ văn 7 tập 1)

a, Đối xử

– Đối đãi

b, Trọng đại

– To lớn

Bài 8 (trang 117 sgk ngữ văn 7 tập 1)

– Lan có sức học bình thường trong lớp.

– Đó là câu chuyện tầm thường.

– Kết quả học kì I này An xếp thứ nhất.

– Lũ lụt là hậu quả của việc chặt rừng bừa bãi.

Bài 9 (trang 117 sgk ngữ văn 7 tập 1)

– Hưởng thụ

– Che chở, cưu mang

– Dạy, dạy bảo, dạy dỗ

– trưng bày, bày…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1020

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống