Soạn văn 7 Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải văn 7 bài ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài Lời của ai, nói với ai ? Cơ sở
(1) lời mẹ hát ru con “ghi lòng con ơi”
(2) lời người con gái lấy chồng xa quê với mẹ “trông về quê mẹ”
(3) con cháu với ông bà dựa vào nghĩa và câu “nhớ ông bà bấy nhiêu”
(4) – ông bà, cô bác nói với cháu
– cha mẹ dặn dò con cái
– anh em một nhà
dựa trên nội dung

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích Bài 1 :

   – Tình cảm muốn diễn tả : tình cảm cha mẹ với con cái, nhắn nhủ con phải ghi nhớ công lao trời biển của cha mẹ.

   – Cái hay : phép so sánh (công cha – núi ngất trời; nghĩa mẹ – nước biển Đông), đối xứng (cha-mẹ; núi-biển), thể lục bát dân gian, âm điệu sâu lắng đi vào lòng người.

   – Một số câu ca dao tương tự :

   +      “Lên non mới biết non cao

   Nuôi on mới biết công lao mẫu tử”

   +      “Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

         Một lòng thờ mẹ kính cha

   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

   +      “Nuôi con mẹ héo vóc hình

   Cạn bầu sữa ngọt mà tình không vơi”

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích Bài 2 – Tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê :

   – Thời gian : “chiều chiều” – từ láy gợi buồn và thời gian tuần hoàn, lặp lại.

   – Không gian : “ngõ sau ” – vắng lặng, không gian rộng, gợi sự cô đơn.

   – Hành động : “đứng ” – sự hướng vọng, không yên lòng.

   – Nỗi niềm : “ruột đau chín chiều ” – “chín bề”, nhiều bề : nỗi cô đơn làm dâu xứ lạ, nhớ thương cha mẹ, tê tái, đau buồn không giúp đỡ được cha mẹ.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích Bài 3 – nỗi nhớ và sự yêu kính với ông bà :

   – “Ngó lên ” : thể hiện sự tôn kính.

   – Hình ảnh “nuộc lạt ” : có hai ý nghĩa là “rất nhiều” và “tình cảm gắn bó”.

   – Cặp từ so sánh “Bao nhiêu … bấy nhiêu ” : nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể.

Câu 5 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích Bài 4 – tình cảm anh em thân thương :

   – Điệp từ “cùng chung – cùng thân ” : tình thiêng liêng, quan trọng.

   – So sánh : ví anh-em với tay-chân, những bộ phận gắn bó khăng khít trên một thể thống nhất, nói lên sự gắn bó anh em.

   → Nhắc nhở : anh em phải hòa thuận, đoàn kết, thương yêu nhau để cha mẹ vui lòng cũng là lẽ sống đúng đắn.

Câu 6 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Những biện pháp nghệ thuật được cả bốn bài ca dao sử dụng :

   – Thể thơ lục bát

   – Lối ví von, so sánh.

   – Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống.

   – Ngôn ngữ vẫn mang tính chất hướng ngoại nhưng không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   – Tình cảm diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình : cha mẹ – con cái, mẹ con, ông bà – con cháu, anh em một nhà.

   – Nhận xét : Đó là những tình cảm thiêng liêng, đáng quý, chúng ta cần phải tôn trọng, giữ gìn nó.

Câu 2* (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Một số bài ca dao nội dung tương tự :

   –      “Biển Đông còn lúc đầy vơi

   Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng”

   –      “Chiều chiều xách giỏ hái rau

   Nhìn lên mả mẹ ruột đau như dần”

   –      “Đói lòng ăn hột chà là

   Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”

   –      “Khôn ngoan đối đáp người ngoài

   Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1151

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống