Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Sách giải văn 7 bài từ đồng âm (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài từ đồng âm sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:
Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Lồng (1) : động từ chỉ ngựa, trâu vùng lên chạy xông xáo.
– Lồng (2) : danh từ chỉ vật dụng để nhốt chim, gà.
Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Nghĩa của các từ lồng trên không có quan hệ gì với nhau.
Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Có thể phân biệt nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên dựa vào văn cảnh, chức năng và mối quan hệ với các từ khác trong câu.
Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành 2 nghĩa:
+ Nghĩa thứ nhất: Đem cá về nấu thành thức ăn (món cá kho)
+ Nghĩa thứ hai: Đem cá về cất trong nhà kho (nhà kho là nơi cất giữ đồ).
– Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa:
+ Nghĩa thứ nhất : Đem cá về làm món cá kho.
+ Nghĩa thứ hai : Đem cá cất vào kho.
Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần chú ý đến ngữ cảnh khi giao tiếp và tránh dùng nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– thu : mùa thu (danh từ) / thu tiền (động từ)
– cao : cao thấp (tính từ) / cao hổ cốt (danh từ)
– ba : số ba (số từ) / ba má (danh từ)
– tranh : cỏ tranh (danh từ) / tranh ảnh (danh từ) / tranh cãi (động từ)
– sang : sang trọng (tính từ) / di chuyển sang (động từ)
– nam : hướng nam (danh từ) / nam giới (danh từ)
– sức : sức lực (danh từ) / tờ sức (một loại văn bản – danh từ)
– nhè : nhằm vào (động từ) / khóc nhè (động từ)
– tuốt : thẳng một mạch (tính từ) / tuốt lúa (động từ)
– môi : đôi môi (danh từ) / môi giới (động từ)
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ :
– Bộ phận cơ thể (hươu cao cổ, cổ chân, cổ tay)
– Bộ phận của áo, giày (cổ áo, cổ giày)
– Bộ phận của đồ vật (cổ chai, cổ lọ)
b. Từ đồng âm với danh từ cổ :
– Cổ : xưa, cũ, lâu đời (chèo cổ, phố cổ)
– Cổ : một căn bệnh ngày xưa được cho là khó chữa (phong, lao, cố, lại, tứ chứng nan y)
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu :
– bàn : Mọi người đang bàn bạc chuyện cũ ở dãy bàn cuối.
– sâu : Con sâu đang bò sâu vào hốc cây khô.
– năm : Năm học này có năm học sinh xuất sắc nhận được học bổng.
Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp từ đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.
+ Vạc 1: Con vạc
+ Vạc 2: Chiếc vạc
+ Đồng 1: bằng kim loại
+ Đồng 2: cánh đồng
– Muốn phân biệt phải trái ta chỉ cần hỏi:
+ Anh mượn vạc để làm gì? – Bởi vì vạc thì dùng để đựng đồ vật. Hoặc:
+ Vạc làm bằng gì? – Vạc làm bằng kim loại đồng sẽ khác hoàn toàn với con vạc ở ngoài đồng.