Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

1. Định hướng

– Kể lại truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc.

– Những lưu ý khi kể lại một truyện ngụ ngôn là:

+ Lựa chọn truyện ngụ ngôn yêu thích

+ Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình sinh động hơn.

+ Lập dàn ý cho bài kể

+ Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc; biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ tợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhận đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm.

– Bảo đảm thời gian theo quy định.

2. Thực hành

Bài tập: Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.

Bài nói tham khảo

Em rất yêu thích truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” bởi nó để lại cho em bài học triết lí sâu sắc. Truyện kể về một con ếch sống trong một cái giếng nhỏ nên nó nghĩ trời chỉ nhỏ bằng cái vung. Và nó coi mình là chúa tể bởi mỗi khi nó kêu thì động vật xung quanh nó đều thấy sợ. Một ngày nọ, mưa xuống, nước dâng lên và ếch ra khỏi giếng. Nó đi lại nghênh ngang và bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. Qua truyện, em học được bài học về việc phê phán những người có thói huênh hoang, ngạo mạn, tầm hiểu biết hạn hẹp. Khuyên con người chúng ta phải biết học hỏi, tiếp thu kiến thức, nâng cao hiểu biết và sống một cách khiêm tốn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 939

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống