Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
1. Định hướng
– Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, ta nên thường xuyên trao đổi về vấn đề đó. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học.
– Những lưu ý khi trao đổi về một vấn đề:
+ Lựa chọn vấn đề cần trao đổi
+ Xác định nội dung các ý kiến cần trao đổi
+ Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó
+ Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, đồng thời, tôn trọng các ý kiến khác.
Bài tập: Trong các bài thơ “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?
Bài viết tham khảo
Trong ba bài thơ trên, em thích nhất bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai. Bài thơ kể về cảm xúc của người con trước sự ngày càng già đi của mẹ mình. Qua việc so sánh, đối chiếu hình ảnh mẹ và hình ảnh cây cau càng làm nổi bật sự già đi, yếu đi của mẹ trong sự xót xa, tiếc nuối vì không làm được gì của người con. Người mẹ đã dành cả cuộc đời làm lụng, vất vả, đảm bảo cho con có cuộc sống vui vẻ, đầy đủ, ấm no và hạnh phúc. Vì vậy, trước sự già đi của mẹ, người con cảm thấy xót xa, buồn bã vì mình chưa làm được nhiều điều cho mẹ, chưa báo hiếu cho mẹ được trọn vẹn. Vậy mà mẹ ngày càng già yếu đi, mọi biểu hiện đều in hằn trên vóc dáng, ngoại hình của mẹ. Sự bất lực của người con như thốt ra thành lời, hỏi trời, hỏi mình nhưng đáp án là không thể thỏa mãn. Qua cách diễn đạt ấy, ta có thể cảm nhận được tình cảm của người con dành cho mẹ của mình đó là tình yêu thương, trân trọng, nâng niu và mong muốn mẹ có thể sống thật lâu, thật hạnh phúc. Bài thơ cho ta thấy tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, thắm thiết thể hiện qua sự xót xa, tiếc nuối của người con.