Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 49 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nữ nhà thơ Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Bà nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa. Bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học Việt Nam.
– Kỉ niệm em nhớ nhất với người thân trong gia đình em là chuyến du lịch biển hồi năm ngoái. Em vẫn nhớ lúc đó là nghỉ hè, cả nhà em cùng đi du lịch một chuyến. Có bố, mẹ, em và em trai. Bố mẹ dẫn chúng em đi chơi ở công viên, thăm vườn bách thú, sau đó là đi tắm biển. Mọi hoạt động đều được trải qua cùng nhau nên em cảm thấy rất vui bởi khi ở nhà, bố mẹ thường bận công việc và rất ít khi chơi cùng tụi em. Đó là kỉ niệm với người thân mà em nhớ nhất.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:Bài thơ kể về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả gắn với hình ảnh tiếng gà và người bà trìu mến.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Những dòng không phải năm chữ: 8, 14, 28
– Số dòng trong mỗi khổ thơ là không giống nhau.
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Vần: vần cách (xa-ta, trắng-nắng), vần liền (ôi-ống, nghe-nghe-nghe)
– Nhịp: 2/3, 1/4, 3/2
Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Những hình ảnh và kỉ niệm gợi lại tiếng gà trưa là “tiếng gà nhảy ổ”, “xóm nhỏ”, “nắng trưa”.
Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Từ diễn tả cảm xúc của người cháu: “chắt chiu”, “lo”, “mong”, “mang”, “hạnh phúc”, “yêu”, “vì”, “trứng hồng tuổi thơ”.
Câu 5 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Dòng thơ có cấu trúc giống nhau:
– “Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc”
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Cảm xúc được thể hiện xuyên suốt bài thơ là tình cảm bà cháu thắm thiết, thiêng liêng được thể hiện qua hình ảnh tiếng gà trưa.
– Người xưng “cháu” trong bài thơ là Xuân Quỳnh (tác giả)
Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần
– “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm về những tháng ngày nghèo khổ, khó khăn sống cùng với bà nội.
– Em ấn tượng với hình ảnh “tiếng gà trưa” nhất bởi nó không đơn thuần là tiếng gà gáy mà nó như tiếng gọi tuổi thơ của tác giả. Một hình ảnh đẹp gắn với những năm tháng vất vả nhưng tràn ngập yêu thương và hạnh phúc của tác giả với bà của mình. Tiếng gọi đầy thân thương, trìu mến khơi dậy những kí ức đẹp về người bà hiền hậu, thương yêu cháu.
Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
– Người bà hiện lên qua hình ảnh, chi tiết: “Tay bà khum soi trứng”, “chắt chiu”, “bà lo”, “bán gà”, “bà ơi”, “quần áo mới”.
– Người bà là người giàu tình thương dành cho cháu, một người giàu đức hi sinh. Cuộc sống tuy khó khăn, vất vả nhưng bà vẫn dành dụm, chắt chiu từng chút để đảm bảo cho cháu có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Người cháu hiểu, biết ơn sự hy sinh, yêu thương của bà. Từ đó, người cháu ngày càng yêu quý, trân trọng những kỉ niệm đã qua cùng với bà của mình.
Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Bởi khi ở nhà, chúng ta thường xuyên gặp gỡ, mọi thứ diễn ra đều bình thường cùng nhau nên không có cảm giác xa lạ. Nhưng khi xa nhà, sống ở một môi trường hoàn toàn khác, không còn thường xuyên gặp người thân, lúc đó ta mới bắt đầu cảm thấy cô đơn, nhớ mong và nghĩ về họ. Đó là cảm xúc rất bình thường của mỗi người khi xa nhà. Đây sẽ là lúc ta nhớ về những kỉ niệm, ngày tháng ở bên nhau, điều đó sẽ khiến ta ngày càng trân trọng những khoảnh khắc được bên cạnh người thân yêu của mình hơn.