Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
a) tía: bố
b) má: mẹ
c) giùm: đưa hộ
d) bả: bà, chỉ người vợ
Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
a)nớ: kia
b) ni: này
c) dớ dận: vớ vẩn
→ Chúng được sử dụng ở miền Trung (Nghệ An)
Tác dụng: tạo sự gần gũi cho lời văn, mang đậm phong vị địa phương và qua đó thể hiện sự đa dạng của tiếng Việt.
Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là 1, n, v:
– l, ví dụ: lo lắng, lạnh lùng, …
– n, ví dụ no nê, nao núng, …
– v, ví dụ: vội vàng, vắng vẻ, …
b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t:
– n, ví dụ: bàn bạc, bền bỉ, ngăn cản, …
– t, ví dụ: bắt bớ, luật lệ, buốt giá, …
c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã:
– Thanh hỏi, ví dụ: tỉ mỉ, nghỉ ngơi,…
– Thanh ngã, ví dụ nghĩ ngợi, mĩ mãn, …
Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Theo em, việc sử dụng từ địa phương trong một văn bản giúp văn bản có thể chạm đến trái tim người đọc, tạo sự gần gũi cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với ngôn ngữ của quê hương mình. Ví dụ như trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài. Đồng thời, nó giúp truyền tải đúng ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe.